Ca sĩ Đào Mác – Giọng ca soloist trầm ấm của Nhà hát Vũ Kịch Thành Phố

Ca sĩ Đào Mác – Giọng ca soloist trầm ấm của Nhà hát Vũ Kịch Thành Phố

Sự nghiệp âm nhạc của giọng ca dòng nhạc thính phòng trầm ấm - Ca sĩ Đào Mác
Sự nghiệp âm nhạc của giọng ca dòng nhạc thính phòng trầm ấm – Ca sĩ Đào Mác

I. Tiểu sử ca sĩ Đào Mác

Ca sĩ Đào Mác sinh năm 1989 tại Phố Hiến (Hưng Yên). Anh sinh ra trong cái nôi gia đình có truyền thông làm nghệ thuật. Bố anh là nhạc công đàn Mandolin, Guitar và mẹ là “cây văn nghệ” của địa phương trong những năm 90 của thế kỷ trước. Ngay từ thuở nhỏ, Đào Mác được tham gia các chương trình văn nghệ của trường, của huyện và tỉnh nhà.

Sau khi học xong cấp 3, được gia đình ủng hộ, Đào Mác đã thi đậu vào hệ Cao Đẳng chuyên ngành Thanh nhạc – Đại học Sư phạm Nhạc họa Trung ương (nay là Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương).

Kết thúc 3 năm say mê theo đuổi môn học, Đào Mác tiếp tục thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và theo học tiếp 4 năm chuyên ngành Thanh nhạc. Trong suốt khoảng thời gian đi học, anh đã tham gia các chương trình âm nhạc để cọ xát thực tế và tự tạo cho mình cơ hội để làm quen với ánh đèn sân khấu.

Bằng tình yêu sâu đậm với âm nhạc, lấy nghề dạy nghề và cùng với sự chăm chỉ hằng ngày, ca sĩ Đào Mác đã nhanh chóng tích lũy được vốn liếng quý báu về âm nhạc, đủ để khi anh vừa ra trường, cũng là lúc có thể tự tin đến với những chương trình, cuộc thi lớn hơn.

Ca sĩ Đào Mác tốt nghiệp xuất sắc Đại Học Khoa Thanh Nhạc của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia. Với đam mê âm nhạc và muốn đi tìm cho mình vùng đất màu mỡ để thỏa sức vẫy vùng niềm đam mê ấy, chàng trai quê hương Phố Hiến đã quyết định “Nam tiến” để khẳng định bản thân. 

II. Sự nghiệp âm nhạc Đào Mác

1. Giọng ca soloist trầm ấm của Nhà hát Vũ Kịch Thành Phố

Sở hữu chiều cao 1m78 với khuôn mặt điển trai, nụ cười tươi sáng, Đào Mác đang là một trong những gương mặt ca sĩ, diễn viên nhạc kịch hiếm hoi trong làng giải trí Thành phố, được nhiều khán giả trẻ ái mộ. Nghệ sĩ Đào Mác là một giọng hát Soloist trẻ của HBSO (Nhà hát Giao Hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh).

Nhạc trưởng – NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc HBSO, cho biết, mặc dù phục vụ loại hình nghệ thuật kén khán giả theo đuổi dòng nhạc hàn lâm: giao hưởng, opera, ballet,… nhưng những năm qua, HBSO đã có những bước tiến vững chắc.

Các chương trình biểu diễn tại nhà hát không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao mà đó còn là những sản phẩm du lịch chất lượng phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Sở hữu chiều cao 1m78 với khuôn mặt điển trai, nụ cười tươi sáng, Đào Mác đang là một trong ca sĩ, diễn viên nhạc kịch hiếm hoi trong làng giải trí Thành phố
Sở hữu chiều cao 1m78 với khuôn mặt điển trai, nụ cười tươi sáng, Đào Mác đang là một trong ca sĩ, diễn viên nhạc kịch hiếm hoi trong làng giải trí Thành phố

Với việc tập trung định hướng xây dựng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên vững vàng trong chuyên môn, chuyên nghiệp trong biểu diễn, HBSO đã quy tụ được lực lượng biểu diễn chất lượng tốt nhất từ trước đến nay đang sung sức hoạt động và có sức sáng tạo mạnh mẽ, đủ sức trình làng những chương trình nghệ thuật quy mô lớn, chất lượng cao với các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

ca sĩ Đào Mác là một trong những nghệ sĩ trẻ với chất giọng baritone không thể không nhắc đến trong giới nhạc kịch TPHCM tại HBSO. Với chất giọng nam dày, trầm ấm đầy nội lực, nằm giữa âm vực nam trầm (Basso) và giọng nam cao (Tenor), anh nhanh chóng chiếm được tình yêu thương của quý khán giả từ cuộc thi Sao Mai toàn quốc dòng nhạc Thính Phòng năm 2011 và 2013. 

2. Ca sĩ Đào Mác gặt hái thành công trong các vở nhạc kịch nổi tiếng

Ca sĩ Đào Mác từng cộng tác với Nhà hát của Đài tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra, anh cũng là Giảng Viên Thanh Nhạc của Nhạc Viện Thành Phố HCM, Giảng Viên Thanh Nhạc của Đại Học Văn Hoá Nghệ Thuật Quân Đội Cơ sở 2 và Trường Nhạc nhẹ MPU. Anh đã biểu diễn rất nhiều các chương trình lớn của Đất Nước và Khu Vực Đông Nam Á.

Ca sĩ Đào Mác là một trong những đại diện tiêu biểu của một thế hệ mới các nghệ sĩ nhạc thính phòng – cổ điển
Ca sĩ Đào Mác là một trong những đại diện tiêu biểu của một thế hệ mới các nghệ sĩ nhạc thính phòng – cổ điển

Ca sĩ Đào Mác là một trong những đại diện tiêu biểu của một thế hệ mới các nghệ sĩ nhạc thính phòng – cổ điển, có kỹ thuật biểu diễn hoàn thiện cùng tư duy mới mẻ, cập nhật với các xu hướng hiện đại để đem tới những trải nghiệm hoàn toàn tươi mới cho khán giả. Ngoài các tác phẩm Việt Nam, ca sĩ Đào Mác còn thể hiện thành công các tác phẩm, các vở nhạc kịch nước ngoài cùng dàn nhạc giao hưởng.

Anh có thể hát bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, như: tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga… Cũng chính từ việc phải biết hát nhiều ngôn ngữ, nên diễn viên nhạc kịch như Đào Mác phải dành nhiều thời gian cho các bài học về ngôn ngữ, cũng như khả năng diễn xuất cho từng vai diễn.

2.1. Định vị tên tuổi Đào Mác trong những vở diễn quốc tế

Định vị tên tuổi Đào Mác trong những vở diễn quốc tế và trong nước
Định vị tên tuổi Đào Mác trong những vở diễn quốc tế và trong nước

Ca sĩ Đào Mác từng tham gia một khoá tu nghiệp ở nhà hát Opera Musiktheater im Revier tại Gelsenkirchen của Đức vào năm 2017. Anh đã gặt hái nhiều thành công trong các vở nhạc kịch nổi tiếng, đặc biệt không thể không nhắc đến vai diễn anh chàng Papageno trong vở Opera Die Zauberflöte của nhà soạn nhạc Mozart.

Các vai diễn cũng gắn liền với tên tuổi của anh như: Dr Falker trong vở Operetta Die Fledermaus của Johann Strauss, Kaspar trong vở Opera Der Freischütz của Carl Maria von Weber, Le Baron trong vở Operetta La Vie Parisienne của Offen Bach được khán giả vô cùng yêu mến và được giới chuyên môn đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như khả năng trình diễn trên sân khấu.

2.2. Thu hút khán giả Việt với vai diễn Dế Mèn 

Gần đây nhất là vai diễn Dế Mèn trong musical Dế Mèn phiêu lưu ký của nhạc sĩ Việt Anh dựa trên nguyên tác truyện ngắn cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Với phần biểu diễn vào vai Dế Mèn, nghệ sĩ Đào Mác đã phối hợp thành công với các nghệ sĩ solo khác, cùng dàn nhạc giao hưởng, ban nhạc nhẹ, nhạc cụ dân tộc, dàn hợp xướng và các vũ công. Họ đã cùng làm nên vẻ đẹp đặc trưng và sự hấp dẫn có chiều sâu của nhạc kịch bằng âm nhạc giao hưởng, xây dựng bản Musical hoàn chỉnh, thu hút khán giả Việt.

Anh chia sẻ: “Đào Mác rất hài lòng với một năm qua của mình, vừa là một nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu và cũng thành công trong việc giảng dạy, đào tạo nghệ thuật. Hiện Đào Mác đang hoàn thành nốt các chương trình cuối năm của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch. Trong đó, có vở Nhạc kịch musical đầu tiên của Việt Nam do nhạc sĩ Việt Anh viết có tựa đề Dế Mèn (Đào Mác được giao vai Dế Mèn). Vở nhạc kịch này sẽ được biểu diễn dưới hình thức concert vào cuối tháng 12 này. Ngoài những tình tiết độc đáo, tiêu biểu được chọn lọc trong câu chuyện, nhạc sĩ còn đưa vào những nét mới đặc sắc để tạo cho vở diễn trở nên ly kỳ và hấp dẫn. Dế Mèn hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả Việt Nam nói chung, khán giả TP. Hồ Chí Minh nói riêng một màn trình diễn mới lạ về loại hình Nhạc kịch musical tại Việt Nam. Đào Mác rất mong đón nhận được sự quan tâm, mến mộ của đông đảo khán giả”. Anh luôn đặt tâm huyết, sự trau chuốt vào từng vai diễn mà anh thủ vai, mang đến cho khán giả những món quà âm nhạc mang giá trị nghệ thuật.

III. Những ca khúc để đời của ca sĩ Đào Mác

Dòng nhạc chủ đạo mà Đào Mác trung thành, đó là truyền thống cách mạng, những ca khúc ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước và những tác phẩm nhạc kịch kinh điển thế giới. Theo ca sĩ Đào Mác, opera là dòng nhạc đòi hỏi cần phải có chuyên môn sâu bên cạnh một chất giọng tốt. Bởi đây là dòng nhạc khá kén người nghe ở Việt Nam.

Những tác phẩm đầu tiên Đào Mác ghi dấu tên tuổi của mình trên sân khấu chuyên nghiệp, đi vào lòng công chúng, như: Pắc Bó hát mãi tên người (Sáng tác: An Thuyên), Vang mãi bản tình ca (Sáng tác: Trọng Bằng), Tượng đài chiến thắng (Sáng tác: Xuân Thuỷ), Giai điệu Tổ quốc (Sáng tác: Trần Tiến), Tiếng vọng Hoàng Sa Trường Sa (Sáng tác: Nguyễn Đức)…

Và dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng đến nay, những ca khúc này vẫn theo cùng giọng ca Đào Mác đi khắp mọi miền Tổ quốc trong nhiều sự kiện quan trọng.

Dòng nhạc chủ đạo mà Đào Mác trung thành, đó là truyền thống cách mạng, những ca khúc ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước và những tác phẩm nhạc kịch kinh điển thế giới
Dòng nhạc chủ đạo mà Đào Mác trung thành, đó là truyền thống cách mạng, những ca khúc ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước và những tác phẩm nhạc kịch kinh điển thế giới

Đối với bài hát “Giai điệu Tổ quốc”, anh đã từng chia sẻ: “Những ca khúc cách mạng ca ngợi quê hương đất nước đã nhen nhóm vào niềm đam mê ca hát của Đào Mác. Đây là một trong những ca khúc mà Đào Mác vô cùng yêu thích, với giai điệu và lời ca vừa tha thiết, dịu dàng nhưng đầy hùng tráng, hào sảng làm lay động hàng triệu con tim Việt Nam. Mỗi lần thể hiện ca khúc này, Đào Mác cảm thấy rất xúc động và tự hào”.

Trong chương trình “Bản tình ca còn mãi”, Đào Mác đã mang đến cho khán giả màn ảnh nhỏ HTV một màn biểu diễn ấn tượng với ca khúc Giai điệu Tổ quốc (Sáng tác: Trần Tiến) bằng chất giọng thính phòng opera đầy lay động. Ngoài ra, với ca khúc “Tiếng vọng Hoàng Sa Trưòng Sa”, ca sĩ Đào Mác đã thể hiện thành công tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Đức như tỏa ra hào khí của khúc trường ca sử thi hào hùng.

Lắng nghe ca khúc này, người nghe cảm nhận được từng con sóng của Hoàng Sa, Trường Sa ngày đêm vỗ về, ôm trọn lấy đất mẹ Việt Nam, mỗi người khi nghe khúc trường ca này đều sẽ cảm nhận được cảm xúc miên mang, cuộn trào, khắc cốt ghi tâm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. 

Thông qua những bài hát ngợi ca quê hương, niềm tự hào đất nước, Đào Mác tin rằng, mỗi người chúng ta khi hát lên Giai điệu Tổ quốc thì tình yêu quê hương sẽ luôn bùng cháy. Giai điệu Tổ quốc như tiếng gọi thì thầm của núi sông, dẫu đất nước còn gian lao nhưng tình yêu Tổ quốc thì không bao giờ nhạt phai trong tim mỗi người.

Lắng nghe ca khúc “Tiếng vọng Hoàng Sa Trường Sa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức do ca sĩ Đào Mác trình bày

IV. Những chương trình ca sĩ Đào Mác đã tham gia

Cũng trong năm 2018, Đào Mác được xem là một trong những gương mặt tích cực tham gia các chương trình biểu diễn của HTV. Tiêu biểu có các chương trình nghệ thuật “Kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” với ca khúc “Ký ức Mậu Thân – Những người con huyền thoại” của nhạc sĩ Đức Trịnh; chương trình nghệ thuật “Ngàn hoa dâng Bác” với tác phẩm Ca ngợi Hồ Chủ tịch của nhạc sĩ Văn Cao; đêm nhạc vinh danh nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mang tên “Khát vọng mùa xuân” với ca khúc “Khát vọng”; chương trình nghệ thuật “Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – Đời có thế mà thôi” với ca khúc “Bụi lửa”; hai chương trình “Bản tình ca còn mãi” và “Ngày ấy trong tuyến lửa” với ca khúc “Giai điệu Tổ quốc” của nhạc sĩ Trần Tiến; chương trình “Hành trình âm nhạc số 8” mang chủ đề “Hà Nội những đêm không ngủ” với các tác phẩm Hướng về Hà Nội của Nhạc sĩ Hoàng Dương và Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp; chương trình nghệ thuật “Miền ký ức” với ca khúc “Biển nỗi nhớ và em” của Nhạc sĩ Phú Quang. 

Bên cạnh đó, ca sĩ Đào Mác còn là nghệ sĩ khách mời tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc Quốc gia “Điều còn mãi” vào Ngày Quốc khánh 2/9 tại Nhà hát lớn Hà Nội do báo Vietnamnet tổ chức và nhiều chương trình nghệ thuật lớn khác. Mỗi chương trình đều để lại trong anh những kỷ niệm đẹp và dấu ấn rất riêng. 

Ca sĩ Đào Mác còn là nghệ sĩ khách mời tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2018 và 2019
Ca sĩ Đào Mác còn là nghệ sĩ khách mời tham gia biểu diễn trong chương trình hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2018 và 2019

Với định vị là chuỗi chương trình hòa nhạc quốc gia, là “món ăn tinh thần” không thể thiếu vào mỗi dịp Quốc khánh nhằm khơi dựng lại ký ức về những năm tháng hào hùng của dân tộc, buổi hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” hằng năm có sự góp mặt của các giọng ca “vàng” đi cùng những tác phẩm kinh điển.

Lần đầu tiên tham gia “Điều còn mãi” năm 2018, ca sĩ Đào Mác đã thể hiện sáng tác kinh điển “Ai về sông Tương” của cố nhạc sĩ Văn Giảng. Năm 2019, anh thể hiện tác phẩm “Khúc tráng ca biển”, còn có tên gọi khác là “Mộ gió” – một tác phẩm vô cùng ý nghĩa của nhạc sĩ Vũ Thiết, từng đoạt các giải thưởng của ca khúc viết về biển, đảo.

Ở mỗi năm tham gia chương trình “Điều còn mãi”, ca sĩ Đào Mác từng chia sẻ anh luôn cảm thấy vinh dự khi được là một phần của chương trình, bởi đối với anh Điều Còn Mãi mỗi năm luôn mang đến một giá trị lớn lao cho dân tộc. Chương trình còn là một cơ hội lớn để mỗi nghệ sĩ đứng trên sân khấu được dịp bày tỏ tình yêu nước vào đúng thời khắc thiêng liêng của lịch sử mà hiếm có sân khấu nào có thể làm được. Ở vị trí khách mời, tôi hay các nghệ sĩ khác đến với chương trình không gì ngoài mục đích tôn vinh những giá trị nghệ thuật có thể đang dần bị lãng quên. Tôi tin rằng đấy cũng chính là thông điệp mà những người làm chương trình muốn trân trọng giới thiệu đến khán giả”.

V. Kết luận

Khi được hỏi, dù đã có nhiều đóng góp tích cực trong nghệ thuật âm nhạc, nhưng vẫn chưa thấy Đào Mác trình làng một sản phẩm nào của riêng mình, anh chia sẻ: “Để mang đến cho khán giả một chút thành quả mà mình “tạo hình” được cho đến ngày nay, Đào Mác đang trong giai đoạn hậu kỳ thực hiện một album thiên về nhạc trữ tình và các ca khúc ca ngợi quê hương đất nước. Mong là sẽ ra mắt khán giả trong thời gian sớm nhất”. Đào Mác cho biết thêm, những năm sắp tới với nhiều ấp ủ, anh dự định sẽ học tiếp, có thể là trong nước hoặc một khoá tu nghiệp ở nước ngoài, đồng thời lên kế hoạch thực hiện một album đầu tay cho bản thân mình. Cùng Nguyễn Đức Music đón chờ và ủng hộ những sản phẩm tiếp theo của nghệ sĩ Đào Mác nhé! 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *