Mục lục bài viết
3 điều cần luyện tập hằng ngày để hát giọng gió hay
Bạn có bao giờ từng nghe đến cụm từ “hát giọng gió” trong âm nhạc và ca hát hay chưa? Có lẽ bên cạnh những chất giọng thánh thót, trầm ấm, cao vút, giọng gió được đánh giá là một tông giọng được sử dụng phổ biến. Cách hát giọng gió hay không hề khó nhưng cần được luyện tập để hát đúng kỹ thuật. Hãy cùng Nguyễn Đức Music tìm hiểu nhiều hơn về giọng gió và các tips luyện tập cách hát giọng gió đơn giản nhé!
I. Giọng gió là gì?
Tên tiếng anh của giọng gió là Falsetto. Giọng gió có thể được xem là một kỹ thuật hát giả thanh, hoàn toàn khác với giọng thật của người hát. Giọng gió chưa từng được xem là giọng hát chuẩn mực bởi hai dây thanh đới sẽ bị hở khi chúng ta hát giọng gió. Do đó, chất giọng sẽ khá mỏng và không có độ vang. Thậm chí, dây thanh đới sẽ bị tổn thương dẫn đến mất giọng của bạn nếu bạn hát giọng gió trong một thời gian dài.
Ngoài ra, giọng gió còn được tạo ra từ hơi thở ở mũi chứ không phải hoàn toàn từ miệng. Cho nên, bạn hãy tập luyện cách sử dụng hơi từ mũi. Có thể kiểm tra bằng cách bịt mũi lại nếu như thấy mất tiếng thì bạn đã sử dụng hơi từ mũi rồi đó.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên nén hơi mũi quá hay ép họng dồn hơi vào mũi quá nhiều vì có thể sẽ khiến cho âm của bạn cho ra bị nghẹt mũi hoặc có thể làm cho giọng hát không được trong mà bị trầm. Việc này sẽ khiến cho người nghe có cảm giác khó chịu còn người hát cũng vì vậy mà thấy mất tự tin.
Để luyện tập hát giọng gió hay và đúng cách sao cho không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần luyện tập chăm chỉ, kiên trì hằng ngày mới có thể sở hữu được một chất giọng gió hay đích thực.
1. Ưu điểm khi hát giọng gió
Không chỉ với những người không lên được nốt cao mà đôi khi nhiều ca sĩ cũng hay sử dụng giọng gió, vì giọng gió nhẹ nhàng bay bổng và dễ dùng hơn giọng thật. Khi hát giọng gió, giọng hát của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và trong trẻo hơn. Những nốt cao khó nhằn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn đôi chút, câu hát từ đó cũng trở nên mềm mại hơn. Đồng thời, giọng gió sẽ giúp bạn có lực đà mạnh hơn để hát những câu sau.
2. Nhược điểm của kỹ thuật hát giọng gió
Kỹ thuật hát này như con dao hai lưỡi khi những độ dày và ngân rung tự nhiên từ chất giọng của bạn sẽ bị che lấp hoàn toàn làm bạn thiếu đi màu sắc âm nhạc riêng cho mình. Nếu sử dụng quá nhiều giọng gió trong một bài hát, bài hát đó sẽ bị mất đi cảm xúc và bài hát sẽ trở nên không hay. Vì vậy, không nên lạm dụng giọng gió, bạn cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ để giọng gió được phát huy tác dụng. Đặc biệt, giọng gió sẽ có hại cho giọng nói và thanh quản của bạn nếu bạn không biết rèn luyện đúng cách.
II. Cách hát giọng gió hay, chuyên nghiệp và đúng kỹ thuật
Có lẽ điều quan trọng nhất khi hát giọng gió là làm chủ hơi thở của bạn. Giọng của bạn sẽ ngắn hơn khi bạn lấy hơi từ lồng ngực. Ngược lại, nếu lấy hơi từ bụng, bạn có thể giữ hơi được lâu và dễ dàng tạo độ luyến láy cho âm vực của mình. Bạn nên lựa chọn những ca khúc mà ca sĩ hát bằng giọng gió. Sau đó dành thời gian để luyện tập chúng. Đây cũng chính là một mẹo cơ bản để bạn nhận diện chất giọng của mình và làm quen dần với giọng gió. Trong ca khúc, điều bạn cần chú ý quan sát nhất chính là cách ngắt nhịp, tiết tấu giống cách ca sĩ đó đang hát. Cụ thể hơn, bạn cần nằm được những cách rèn luyện kỹ thuật hát giọng gió sau:
1. Rèn luyện cách phát âm nhả chữ rõ ràng
Để luyện tập hát giọng gió hay và đúng cách, cách tốt nhất là bạn cần luyện tập đọc sách nhiều. Bạn cần luyện đến khi từng chữ bạn nói ra phải được phát âm một cách kỹ càng khi giao tiếp. Khi luyện tập bằng việc đọc sách, bạn phải đọc to rõ ít nhất 10 trang và đúng nhịp điệu. Trong quá trình giao tiếp với mọi người, nếu bạn phát âm vẫn còn vội vàng, chưa được tròn vành rõ chữ, bạn cần tiếp tục luyện tập. Bởi điều đầu tiên quyết định được giọng gió hay chính là cách phát âm. Bạn cần phát âm thật chuẩn và mạch lạc từng câu chữ. Phát âm là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng hát giọng gió. Nếu phát âm sai đồng nghĩa với việc giọng hát của bạn sẽ sang một tông giọng khác và khó truyền đạt cảm xúc đến người nghe.
2. Làm chủ tốc độ và âm lượng giọng
Trước tiên, việc làm chủ tốc độ nói rất quan trọng trong quá trình luyện tập hát giọng gió hay. Bạn cần tránh tối đa việc nói quá nhanh hoặc quá chậm bởi nó sẽ gây cảm giác nhàm chán cho người nghe. Đặc biệt, bạn không nên nói đều đều từ đầu đến cuối mà không có điểm nhấn nhá. Hãy biết cách nói với tốc độ vừa phải và phù hợp. Bạn cần tạo được sự luyến láy, nói lúc nhanh, lúc chậm tùy vào thông tin bạn muốn truyền tải cho người nghe.
Tại sao bạn cần rèn luyện điều này? Bởi khi nói cũng như khi hát, nếu tông giọng và tiết tấu của bạn không ngắt nghỉ, không lên xuống nhấn nhá, liệu có đủ sức thu hút người nghe không?
Đối với việc làm chủ và điều chỉnh âm lượng giọng nói, bạn cần khống chế âm lượng vừa phải và nhả chữ rành rọt, khúc chiết, gãy gọn. Trong quá trình luyện tập âm lượng giọng, bạn nên đứng trước gương để luyện tập cả ngôn ngữ cơ thể nhé! Khi đã làm chủ được âm lượng giọng, bạn sẽ tự động biết cách để điều chỉnh nó sao cho phù hợp để hát hay và thu hút người nghe nhất.
Tham khảo thêm: 5 bí quyết vàng thu âm tại phòng thu 200% thành công cả khi chưa biết cách hát
3. Ngữ điệu
Ngữ điệu chính là sử dụng cao độ trầm bổng của âm tiếng để truyền đạt cảm xúc đến người nghe, giúp họ cảm nhận được ý nghĩa trong từng lời hát. Ngữ điệu khi hát giọng gió là một yếu tố rất quan trọng. Bởi trong quá trình luyện tập giọng gió, bạn cần kết hợp những tiếng trầm bổng với nhau. Bạn nên ghi âm lại quá trình tập luyện này để thuận lợi hơn trong việc kiểm tra và điều chỉnh. Sau đó nghe lại bằng loa âm trần chuyên dụng để đánh giá. Ngữ điệu nhẹ nhàng, êm ái, truyền cảm có thể giúp tạo ra giọng gió đẹp và hút hồn người nghe.
Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng một bài hát hay là bài mà ca sĩ truyền tải được cảm xúc của bài hát thông qua giọng hát của mình. Bên cạnh việc rèn luyện, bạn cần đặt tâm tư, tình cảm vào bài hát và nhập tâm hết sức có thể. Chỉ khi bạn thực sự là một “người kể chuyện” thì mới có thể kéo người khác vào và đồng cảm với câu chuyện của bạn.
Sự chân thành trong cách bạn thể hiện sẽ giúp bạn tạo nên âm sắc riêng cũng như sự truyền cảm của bài hát mà bạn thể hiện. Đặt mình vào nhân vật, vào câu chuyện của nhân vật hay vào không gian của bài hát để thể hiện nó một cách hết mình. Việc còn lại, khán giả hay người nghe sẽ giúp bạn. Nếu bạn làm tốt, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng cảm của tất cả mọi người.
III. Cách hát giọng bụng và luyện tập lấy hơi từ bụng
Để hát linh hoạt và dễ ứng phó được trong khi hát thì bạn không những học cách hát giọng gió hay mà nên học cả cách hát giọng bụng. Giọng bụng có nghĩa là bạn luyện tập đẩy hơi thở từ cơ bụng. Những người nói giọng bụng thì tiếng sẽ sâu lắng và trầm hơn. Tuy nhiên, để luyện được nói hoặc hát giọng bụng thì bạn cũng cần phải luyện tập thường xuyên, liên tục bằng cách:
Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng
- Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.
- Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng.
- Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.
- Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.
Bước 2: Luyện mở khoang miệng
- Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Bạn cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
- Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.
- Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn có thể sẽ bị khàn tiếng. Lúc đó, hãy nghỉ ngơi và đừng cố quá sức vì lúc này cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, nó sẽ ảnh hưởng tới chất giọng của bạn sau này.
Muốn thành công trong sự nghiệp ca hát, âm nhạc hay đơn thuần là muốn có một giọng hát hay, ấn tượng thì ngoài việc bản thân có thiên phú về giọng hát, âm nhạc thì việc luyện tập cũng là một nhân tố quan trọng. Mọi thông tin thắc mắc về kỹ thuật hát và thu âm ca khúc, bạn đọc hãy mạnh dạn liên hệ với Nguyễn Đức Music thông qua:
Địa chỉ: 239/12 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức ( Khu Biệt thự riverside)
Hotline: 0916 666 657
info@nguyenducmusic.com
Kênh Youtube: Nguyễn Đức Music Production
- Nguyễn Lịnh Nhân Đức – GS TS Trần Ngọc Toản Viện Trưởng Viện Dầu Khí – Sơn Lê
- 01. Huyền thoại Trịnh Công Sơn và những tình khúc bất hủ
- Nguyễn Lịnh Nhân Đức – Đánh Thức Tiềm Năng Robot Biển Việt Nam
- “Cây Đàn Bỏ Quên” và những trăn trở bỏ ngỏ cả đời về tình yêu của nhạc sĩ Phạm Duy
- Nguyễn Lịnh Nhân Đức, GS -TS Nguyễn Ngọc Trân Dân Biểu – Chủ tịch Hội Việt Kiều