Mục lục bài viết
Giải mã bí quyết thu âm tại phòng thu thành công
Chắc hẳn khi lựa chọn thu âm tại phòng thu để thu âm ca khúc “đầu đời”, ai cũng mong muốn nhận được một bản thu chất lượng cao, khác hẳn so với thu âm tại nhà. Thế nhưng, không phải bản thu nào cũng như ý muốn nếu như bạn không nắm được kỹ thuật điều khiển giọng hát của mình khi đứng trước các thiết bị âm thanh đầy mới mẻ. Những lỗi kỹ thuật khi thu âm đa phần sẽ được những kỹ thuật viên phòng thu chỉnh sửa để bản thu tối ưu nhất có thể. Thế nhưng, chất lượng của sản phẩm âm nhạc có thể bị giảm sút và vô tình đánh mất độ chân thực của giọng hát. Ở bài viết này, mời bạn đọc cùng Nguyễn Đức Music giải mã những bí quyết vàng thu âm tại phòng thu để có được sản phẩm âm nhạc chất lượng nhất nhé!
1. Làm chủ cảm xúc khi thu âm tại phòng thu
Bạn có thắc mắc tại sao ngay từ đầu, Nguyễn Đức Music lại đặt yếu tố tâm lý, làm chủ cảm xúc khi thu âm ở bí quyết đầu tiên không? Cảm giác hồi hộp trước áp lực phòng thu xuất phát từ việc bạn không tự tin về kỹ thuật và giọng hát của mình. Có thể bạn sẽ cảm thấy mình hát không hay hoặc với một số ca khúc khó, bạn sợ giọng mình không thể lên được những nốt cao. Đôi khi, cũng có thể bạn chưa quen với không gian phòng thu đó, đứng trước các thiết bị thu âm đầy mới mẻ với bản thân. Bạn là người mới thu âm lần đầu hoặc chưa thu âm nhiều. Đồng thời, bạn phải làm việc với những kỹ thuật viên phòng thu mới, bạn lo sợ lỗi kỹ thuật ở giọng hát của mình sẽ khiến quá trình thu âm bị kéo dài so với dự kiến vì phải thu đi thu lại nhiều lần.
Chính vì vô vàn nỗi lo sợ cùng sự bỡ ngỡ khi bước vào phòng thu, tim bạn sẽ đập nhanh hơn. Khi hồi hộp, nhịp thở cũng trở nên nhanh và nông hơn, các cơ bụng. Cơ hầu họng sẽ co cứng làm ảnh hưởng đến chất giọng của bạn khi bạn run và bạn sẽ dễ bị hụt hơi hoặc lấy hơi không đủ khi hát, quên lời, khó khăn trong luyến láy,…. Vì những lý do đó, yếu tố tâm lý, làm chủ và điều khiển cảm xúc là yếu tố đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến. Vậy làm thế nào để làm chủ cảm xúc khi thu âm tại phòng thu?
Trước tiên, khi bạn có ý định đến phòng thu để thu âm một bài hát nào đó dành tặng cho người thân hoặc thu âm cho MV, album mới, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, chất giọng và sức khỏe. Cho dù khi đến thu âm tại phòng thu, sự áp lực và kỳ vọng sẽ làm bạn căng thẳng, nhưng tâm lý tự tin là yếu tố tiên quyết trong trường hợp này. Bởi trước hết, nó sẽ giúp bạn “bảo vệ” được giọng hát của mình trước sự lo lắng, hồi hộp.
Điều tiếp theo, để giảm bớt tâm lý căng thẳng, bạn nên dành thời gian để ngủ nghỉ đầy đủ từ đêm hôm trước và đừng quên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Hãy thật sự tập trung khi hát và lấy hơi thật sâu trước mỗi câu hát bởi hơi thở là yếu tố cơ bản nhất quyết định mọi điều của kĩ thuật thanh nhạc.
2. Có sự luyện tập và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thu âm
Nhiều người thường nghĩ rằng, quá trình thu âm rất đơn giản, không cần phải chuẩn bị quá nhiều, chỉ cần thuộc lời bài hát là đủ. Thế nhưng, để làm quen với môi trường phòng thu, bạn nên dành thời gian để tự luyện tập ở nhà một cách kỹ lưỡng. Bạn có thể đầu tư một chiếc microphone nhỏ với chi phí phải chăng để tạo mô hình phòng thu mini ngay tại căn phòng của mình. Với một chiếc microphone, bạn có thể thoải mái luyện tập trong phòng mà không sợ mắc cỡ, tự do sáng tạo những bài hát theo phong cách của riêng mình.
Cứ 30 phút luyện tập hát trước gương và thu âm thử bằng microphone hoặc bằng “dế yêu” của bạn, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh cách lấy hơi và những lỗi kỹ thuật trong quá trình thu âm. Khi bạn luyện tập nhiều lần, bạn sẽ tự động làm quen với những phản xạ trong việc xử lý bài hát. Sự linh động khi thể hiện bài hát của bạn sẽ cao hơn bởi bạn biết được chỗ nào cần lên xuống, chỗ nào cần luyến láy. Những lỗi hụt hơi hoặc chênh phô cũng tự đó mà được điều chỉnh dần dần trong quá trình luyện tập.
Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu bài hát trước khi quyết định thể hiện bất kỳ ca khúc nào. Sau khi lựa chọn ca khúc đó để thể hiện, bạn nên dành thời gian nghe nhạc, cảm nhận lời bài hát. Hãy tưởng tượng truyền tải cảm xúc riêng của mình vào bài hát, thay vì chỉ bắt chước theo các ca sĩ.
Một điều bạn nên biết tiếp theo là thu âm phòng thu khác hoàn toàn với hát karaoke. Bởi mọi người thường mang tâm lý thoải mái, vui là chính khi hát karaoke và thể hiện những ca khúc mình yêu thích. Nhưng thu âm tại phòng thu, đôi khi sẽ áp lực hơn nhiều. Khi hát karaoke, bạn sẽ không thể nghe đi nghe lại nhiều lần để tìm ra những lỗi mà mình mắc phải khi hát. Âm thanh của phòng thu hoàn toàn khác với âm thanh karaoke.
Những thiết bị trong phòng thu thường là những thiết bị cao cấp được các studio đầu tư để mang đến chất lượng cao và tạo độ chân thực cho giọng hát. Những lỗi sai khi hát từ đó mà dễ dàng được phát hiện và điều chỉnh khi thu âm tại phòng thu. Đối với karaoke, những tiếng vang và độ lớn của âm thanh đã lấn át giọng hát và đánh lừa rằng giọng hát của bạn vậy là tốt. Nắm được sự khác nhau giữa karaoke và thu âm tại phòng thu sẽ giúp bạn biết lựa chọn cách để luyện tập hát một cách kỹ lưỡng, khoa học và điều chỉnh giọng hát của mình chuẩn nhất có thể.
3. Cảm nhận nội dung bài hát và thả hồn vào nó
Để bài hát bạn sắp sửa thể hiện dễ dàng chạm được trái tim của người nghe, trước tiên bạn phải cảm được nó. Bạn cần nghe đi nghe lại, cảm nhận nội dung và ý nghĩa thông điệp mà bài hát muốn truyền tải để bạn thể hiện đúng cảm xúc của bài hát đó. Hãy lựa chọn bài hát phù hợp và thả hồn vào nó như thế bạn đang hát lên nỗi lòng của chính mình. Kỹ năng cảm thụ âm nhạc của bạn từ đó cũng được nâng lên một tầm cao mới.
Bạn có bao giờ hỏi tại sao hát karaoke, bạn lại hát một cách thoải mái vô tư đến vậy, điều mà thu âm tại phòng thu bạn không làm được? Khi hát karaoke, bạn cảm nhận bài hát, phiêu theo âm nhạc, để cảm xúc tạo thành một dòng suối tưới mát cho giọng hát của bạn.
Bạn không cần cầm giấy ghi lời bài hát, bạn hát với một tinh thần thoải mái nhất để giải tỏa những căng thẳng nên bạn luôn thể hiện hết mình bài hát đó. Nguyễn Đức Music đưa ra sự so sánh này bởi bạn chỉ thể hiện một ca khúc chạm được trái tim người nghe khi bạn thật sự thả hồn vào nó và cảm nhận được ý nghĩa của từng câu từ trong bài hát.
Chỉnh sửa, xử lý kỹ thuật sau khi thu âm là nhiệm vụ của những kỹ sư âm thanh tại phòng thu. Họ có thể điều chỉnh tối ưu những lỗi sai về cao độ, chưa đúng nhịp. Nhưng về yếu tố cảm xúc, ngoài bạn ra sẽ không ai có thể truyền tải được trọn vẹn tâm tình vào bài hát và chạm được trái tim người nghe. Bạn có thể thần tượng một ca sĩ nổi tiếng, bạn đã được nhận quyền cover ca khúc và muốn thu âm lại những ca khúc của ca sĩ đó. Nhưng phong cách âm nhạc của mỗi người là khác nhau. Với giọng hát và kỹ năng cảm nhạc của mình, bạn có thể thể hiện chất riêng của mình qua chính giọng ca của mình, qua những cảm xúc mà mình truyền tải vào ca khúc đó.
4. Lựa chọn phòng thu âm uy tín, chuyên nghiệp
Phòng thu âm chuyên nghiệp và có chất lượng sẽ có đầy đủ các thiết bị thu âm chất lượng cao, thiết bị xử lý âm thanh hiện đại. Chất lượng máy móc và kỹ thuật phòng thu sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bài hát và quá trình thu âm.
Tuy nhiên, có một vài kỹ thuật viên ở các phòng thu phát biểu rằng họ có khả năng chỉnh sửa bài hát rất cao thủ, có thể biến người hát dở thành hát hay. Nhưng những người làm nhạc chuyên nghiệp sẽ không bao giờ cho rằng đó là đúng. Chỉnh sửa càng nhiều thì sẽ càng giống cái máy tính hát chứ không còn là người hát nữa.
Một phòng thu âm chuyên nghiệp được tạo thành cần hội tụ đủ yếu tố công nghệ, kỹ thuật và con người. Việc tối ưu sản phẩm âm nhạc của bạn ở phần hậu kỳ sao cho hay nhất là nhiệm vụ của những chuyên viên kỹ thuật phòng thu.
Tuy nhiên, một đội ngũ tại phòng thu âm chuyên nghiệp họ còn phải hướng dẫn bạn cách thể hiện bài hát ra làm sao để có được sản phẩm âm thu âm chất lượng nhất – chuyên nghiệp nhất, biết cách giúp bạn giảm tối ưu sự căng thẳng và hướng dẫn bạn cách luyện mở giọng trước khi thu âm. Họ sẽ chỉ ra những điểm chưa tốt trong giọng hát của bạn và giúp bạn điều chỉnh để tự tin hơn chứ không phải chỉ đơn giản là chỉnh sửa hậu kỳ.
Bạn đừng ngần ngại hoặc sợ phiền khi vì những lỗi kỹ thuật của mình trong quá trình thể hiện bài hát khiến cả ekip phải thu đi thu lại nhiều lần. Vì bạn là người trải nghiệm dịch vụ tại phòng thu, bạn có thể yêu cầu thực hiện lại đến khi nào bạn thực sự hài lòng với bản thu âm đó của mình.
5. Liên hệ phòng thu âm Nguyễn Đức Music
Nguyễn Đức Music hoạt động với phương châm chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
-
Là phòng thu duy nhất ở Việt Nam hiện nay dùng công nghệ “tế bào quang điện” (Electroluminescent Optical Methodology) để chuyển đổi âm thanh thành ánh sáng trước khi đưa vào computer để xử lý.
-
Sử dụng phần cứng 100% ở đầu vào và đầu ra bằng công nghệ Vacumn Tube lắp ráp thủ công từ Mỹ, Anh, Đức…
- Đã từng hợp tác với những khách hàng khó tính nhất từ trước đến giờ.
-
Khách hàng thu âm tại phòng thu Nguyễn Đức sẽ được đội ngũ nhân viên vui tính, nhiệt tình hướng dẫn và tư vấn bí quyết thu âm và bật mí cách thể hiện để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, phù hợp nhất với chất giọng của bạn qua bài hát đã chọn.
- Nếu hát sai và phô chỗ nào sẽ được hướng dẫn chỉnh sửa, phần còn lại bọn mình sẽ Mixing & Mastering và điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Phong cách phục vụ tận tình, thân thiện, tạo cảm giác như đang hát ở nhà. Nguyễn Đức Music phục vụ mọi lứa tuổi bất kể bạn là ai và chúng ta đều có chung 1 sở thích đó chính là âm nhạc.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Địa chỉ: 239/12 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (Khu Biệt thự Riverside)
- Hotline: 0916 666 657
- Email: info@nguyenducmusic.com
- Website: nguyenducmusic.com
- Kênh Youtube: Nguyễn Đức Music Production
- Hi end là gì? Vì sao thú chơi nhạc đẳng cấp này lại thu hút đến vậy?
- Nguyễn Lịnh Nhân Đức, Đoàn Mạnh Giao – Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ
- “Quê Nghèo” – Nhạc sĩ Phạm Duy gửi gắm tình yêu quê hương qua những khúc kháng chiến ca
- Ca Khúc Tiễn Đưa Giáo Sư Tô Văn Lai – Hello Tôi Ơi – Quỳnh Lan ft Duyên Huyền
- Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Chủ Nhân Ca Khúc ” 1979 Chi Lăng ” Chủ Đề Quyết Giữ Biên Cương