Mục lục bài viết
Liệu Music Producer có phải là người đứng sau sự thành công của những sản phẩm âm nhạc?
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng bùng nổ mạnh mẽ hơn với sự góp mặt của những nhân tố âm nhạc tiềm năng mới (từ Music Producer sản xuất âm nhạc đến ca sĩ, nhạc sĩ). Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập ngày càng cao. Sức cạnh tranh của làng âm nhạc Việt bắt buộc mỗi nghệ sĩ cần dốc tâm huyết để đầu tư cho mỗi tác phẩm của mình trước khi phát hành đến công chúng. Bởi mỗi sản phẩm âm nhạc tung ra thị trường chính là một bước đệm đà trong chặng hành trình định hình tài năng và phong cách riêng biệt của nghệ sĩ đó.
Vậy ai là người đồng hành cùng nghệ sĩ để quyết định thành bại của một sản phẩm âm nhạc? Bất cứ sản phẩm truyền thông nói chung và sản phẩm âm nhạc nói riêng, rất hiếm khi nó được tạo thành bởi một cá nhân đơn lẻ. Mỗi nghệ sĩ luôn hiểu rằng để bước tới một nền công nghiệp âm nhạc thực thụ, xứng tầm với âm nhạc quốc tế, mọi quy trình trong dây chuyền sản xuất âm nhạc cần được chuyên môn hóa một cách bài bản. Đó chính là lý do ngày nay, nhiều nghệ sĩ đã tiên phong tạo nên mô hình sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp: bên cạnh ca sĩ, nhạc sĩ, còn bao gồm music producer (nhà sản xuất âm nhạc). Vậy họ là ai? Nhiệm vụ của họ là gì?
I. Music Producer (Nhà sản xuất âm nhạc) là ai?
Music Producer là nhà sản xuất âm nhạc, cống hiến cho nền công nghiệp âm nhạc và đứng đầu trong các dự án âm nhạc chúng ta vẫn thường thưởng thức. Trong các sản phẩm ra mắt thị trường, họ chính là những người thầm lặng, đứng sau những bản hit của làng âm nhạc Việt.
Một album có thể được tạo thành bởi nhiều ca sĩ, nhạc sĩ và những nhạc công nhưng người chịu trách nhiệm chính cho sản phẩm đó từ đầu đến cuối chính là Music Producer. Họ không nhất thiết phải là người sáng tác, người trình bày ca khúc đó hay là người biết hòa âm phối khí cho album. Nhưng họ là người kiểm soát tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất sản phẩm âm nhạc. Họ phải là người hiểu rõ nhất quy trình đó, theo sát quy trình cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh và chính thức ra mắt khán giả thành công.
Trên thực tế, ít khán giả biết được đằng sau sự thành công của một sản phẩm âm nhạc là cả quá trình nỗ lực của một ekip. Trong đó, không thể thiếu được Music Producer. Chính bởi tầm quan trọng của họ nên ngày nay, trong những sản phẩm âm nhạc, bên cạnh phần chú thích tên ca sĩ, nhạc sĩ, người ta đã thêm vào đó tên của Music Producer. Có thể thấy rằng sự quan trọng của họ trong một ekip sản xuất ngày càng được công nhận và vinh danh. Đây là một trong những khía cạnh điển hình và một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường âm nhạc nước nhà đang phát triển và tiếp cận thị trường quốc tế.
II. Nhiệm vụ của Music Producer trong quá trình sản xuất âm nhạc
1. Giám sát quy trình sản xuất âm nhạc
Theo nhà báo Minh Đức – Giám đốc Công ty Băng đĩa nhạc MFC tại TP. HCM từng chia sẻ: “Khái niệm về nhà sản xuất âm nhạc mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây. Trước kia chúng ta chỉ quen với một khái niệm là nhạc sĩ kiêm một chức danh làm biên tập cho các hãng băng đĩa. Ví dụ như nhạc sĩ Minh Châu, nhạc sĩ Nguyễn Hà… Họ làm công việc biên tập cho một album, nhưng thực chất họ chính là các nhà sản xuất âm nhạc.
Như vậy, một nhà sản xuất âm nhạc là người làm ra một album, một chương trình biểu diễn…và là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho các sản phẩm âm nhạc đó. Một album có thể có nhiều ca sĩ khác nhau thể hiện, có nhiều nhạc sĩ phối khí khác nhau… nhưng phải có một nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho sản phẩm đó từ đầu đến cuối. Một nhà sản xuất không nhất thiết phải biết sáng tác, biết phối khí, biết hát, nhưng một nhà sản xuất phải hiểu rõ những công việc đó để cuối cùng một sản phẩm âm nhạc làm ra là một sản phẩm hoàn chỉnh”.
Một sản phẩm được đầu tư chỉn thu khi những công đoạn trong dây chuyền sản xuất âm nhạc được chia nhỏ và thực hiện một cách tỉ mỉ. Trong quá trình thực hiện, sẽ có một nhóm đảm nhiệm phác thảo bản phối, mixing & mastering và Music Producer sẽ là người giám sát, trau chuốt tất cả các công đoạn đó.
2. Tạo ra bản phối cho sản phẩm âm nhạc
Các producer sẽ làm việc trên một phần mềm chuyên quản lý, sắp xếp và trích xuất âm thanh. Họ sẽ hiểu và phân biệt được khi nào nên sử dụng “in the box”, khi nào cần áp dụng “out of the box”. “In the box” có nghĩa là producer dùng một phần mềm âm nhạc để hòa âm phối khí. Họ kết nối trực tiếp với các phần mềm đã có sẵn âm thanh mô phỏng từng loại nhạc cụ. Đối với “out of the box”, producer sử dụng nhạc cụ thật như guitar, piano, keyboard để phối cho bản nhạc ấy
Khi phối nhạc trực tiếp trên các phần mềm có sẵn, các nhà sản xuất âm nhạc thường đưa các chi tiết vào khung soạn nhạc, theo chiều từ trái sang phải. Một producer chuyên nghiệp là người nắm vững về nhạc cụ, thuần thục về cách phối beat theo từng thể loại âm nhạc.
Việc nắm vững về nhạc lý và mọi yếu tố trong âm nhạc sẽ giúp producer dễ dàng hiểu cũng như sáng tạo hơn mỗi khi cập nhật những xu hướng âm nhạc phù hợp với thị trường. Những năm gần đây, thị trường âm nhạc Việt ngày càng trở nên đa dạng hơn bởi sự xuất hiện của những tài năng mới, dòng nhạc mới. Làng âm nhạc Việt đã bước qua giai đoạn chỉ có pop ballad trụ vững trong thị trường.
Những dòng nhạc hiện đại ra đời, tìm được chỗ đứng chính là tín hiệu tích cực cho thấy thị trường âm nhạc vẫn đang chuyển động theo xu hướng mới từng ngày và vẫn đang song hành cùng hơi thở của những dòng nhạc đã có mặt từ lâu trước đây. Điều này đòi hỏi các Music Producer phải liên tục làm mới mình, cập nhật những xu hướng mới để đáp ứng được thị hiếu của thính giả.
3. Lựa chọn nhạc cụ để đưa vào bài hát
Từng thể loại nhạc sẽ có cách phối khác biệt nhau. Các Music Producer là người lựa chọn âm sắc của từng loại nhạc cụ để đưa vào bài hát đó cho phù hợp. Cụ thể như một bản beat ballad nhẹ nhàng, nếu phối cùng với âm thanh của trống, keyboard, guitar điện đôi khi sẽ không phù hợp. Đó chính là lý do melody luôn là khâu đầu tiên của một bản phối.
III. Bản phối được Music Producer tạo ra như thế nào?
1. Dây chuyền sản xuất của một sản phẩm âm nhạc?
Dây chuyền sản xuất của một sản phẩm âm nhạc luôn đi qua hai công đoạn quan trọng nhất là sáng tác và hòa âm phối khí. Sáng tác nhạc không chỉ dừng lại ở việc viết nguệch ngoạc một vài vần điệu và nhấn nhá theo nhịp hoặc việc hòa âm đơn giản như bạn vẫn tưởng.
Sáng tác nhạc là bao gồm viết một lời bài hát có ca từ ý nghĩa, sâu sắc sau đó phát triển giai điệu, nhịp điệu bắt tai, cấu trúc hài hòa. Một sản phẩm âm nhạc bao gồm 3 yếu tố chính: giai điệu, nhịp điệu và hòa âm. Nếu ở hai phần đầu, giai điệu và nhịp điệu là yếu tố giúp bản nhạc dễ nhớ thì hòa âm chính là sự kết hợp hài hòa giữa giai điệu và nhịp điệu, giữa nhạc cụ và giọng hát, tạo ra bản beat để tôn lên vẻ đẹp của ca từ, thổi hồn vào ca từ và góp phần nâng tầm sản phẩm âm nhạc đó.
Khi bắt đầu quá trình sản xuất âm nhạc, một producer phải đảm nhận vô số công việc như làm việc cùng ca sĩ, sau đó là tìm ý tưởng và concept rồi sound design hay thiết kế âm thanh, mixing và mastering, trau chuốt thành phẩm để rồi cho ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Nếu trong một bản phối, melody là khâu đầu tiên thì mastering chính là khâu cuối cùng giúp tối ưu sản phẩm âm nhạc trước khi chính thức tung ra thị trường. Nhiều nhà sản xuất âm nhạc từng ví von công đoạn mastering chính là khâu “make-up cho âm thanh”. Bởi công đoạn này chính là “bộ lọc” quyết định chất lượng đầu ra của một sản phẩm có đạt như ý muốn hay không. Một ca khúc hoàn chỉnh đúng nghĩa sẽ mang đến âm thanh sạch sẽ, không gợn chút tạp âm. Đó là lý do một ca khúc chất lượng cần được thực hiện quá trình mastering trên dàn thiết bị tiêu chuẩn tối ưu.
Mời bạn đọc tham khảo thêm về tầm quan trọng của mastering trong sản xuất âm nhạc nhé!
2. Liệu sản xuất âm nhạc có đòi hỏi sự kiên nhẫn cao?
Nền công nghiệp âm nhạc đang ngày càng phát triển đồng nghĩa với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Do đó, để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc nói chung và sản xuất âm nhạc nói riêng, sự kiên nhẫn là vô cùng cần thiết.
Mỗi sản phẩm âm nhạc để “ghi điểm” trong lòng công chúng cần một sự trau chuốt trong cả quá trình. Đôi khi chỉ cần một bản hit đứng trên bảng xếp hạng, thì kéo theo đó là rất nhiều hợp đồng từ ca sĩ, phòng thu và các công ty thương mại.
Quá trình sản xuất ra một bản nhạc hay chắc hẳn sẽ lấy đi nhiều mồ hôi, nước mắt, thời gian và cả chi phí. Nhưng sau cả một chặng đường nhìn lại, có lẽ bạn vô cùng trân quý khoảng thời gian mình đã dành toàn bộ tâm huyết cho âm nhạc. Mọi khó khăn mà bạn trải qua trong quá trình tạo ra sản phẩm âm nhạc chắc chắn sẽ trau chuốt gọt dũa kỹ năng của bạn.
Không chỉ vậy, một producer có thể tham gia vào rất nhiều công việc. Họ có thể theo showbiz, làm nghệ thuật, đi tour, ra album, bán sản phẩm. Hoặc họ có thể làm audio engineering hay kỹ thuật viên âm thanh, giúp quá trình sản xuất của một bản ghi âm, hay cân bằng điều chỉnh âm thanh tại những sự kiện âm nhạc.
3. Mối quan hệ của nhà sản xuất âm nhạc với công nghệ
Có thể nói đây là mối quan hệ hai chiều, có sự tương hỗ, bổ sung cho nhau để hoàn thiện tốt nhất các sản phẩm âm nhạc. Nếu một Music Producer không nắm bắt được các quy trình trong công nghệ sản xuất âm nhạc, không có tầm nhìn bao quát và tư duy hòa phối, cảm nhạc tốt thì sẽ rất khó khăn để tạo ra một sản phẩm chạm trái tim của người nghe. Ngược lại, nếu họ có thể điều phối, làm chủ công nghệ âm thanh tiêu chuẩn kết hợp với việc kiểm soát quá trình thực hiện hòa âm phối khí và quá trình thu âm của ca sĩ, họ sẽ dễ dàng nâng tầm tác phẩm lên một tầm cao mới.
Các nhà sản xuất âm nhạc luôn có vai trò quan trọng trong việc quyết định tung ra một sản phẩm âm nhạc. Một album nhạc liệu có thật sự chất lượng, liệu có mang đến cho công chúng những giá trị cao về nghệ thuật, về tinh thần hay không phụ thuộc vào sự đầu tư trong mỗi khâu của công nghệ sản xuất, đặc biệt là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và cái tâm của nhà sản xuất âm nhạc.
Một nhà sản xuất âm nhạc đưa ra thị trường những sản phẩm âm nhạc mang tính nghệ thuật và tính nhân văn trong đó sẽ có những đóng góp tích cực trong việc thưởng thức âm nhạc của công chúng. Góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc và những yếu tố về giáo dục. Thông qua những sản phẩm âm nhạc nhưng lại giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Thông tin liên hệ
Với nền âm nhạc ngày càng thịnh hàng và nhiều xu hướng mới được ra đời, âm nhạc trở nên đa dạng dòng nhạc và thể loại hơn, đồng nghĩa với việc các sản phẩm âm nhạc cần được đầu tư một cách trau chuốt, tỉ mỉ. Vai trò của người producer trong dây chuyền sản xuất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mọi thông tin thắc mắc về sản xuất âm nhạc và hòa âm phối khí, hãy liên hệ ngay cho Nguyễn Đức Music thông qua:
- Địa chỉ: 239/12 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức ( Khu Biệt thự riverside)
- Hotline: 0916 666 657
- Mail: info@nguyenducmusic.com
- Website: www.nguyenducmusic.com
- Kênh Youtube: Phòng thu âm Nguyễn Đức Music
- Bộ 3 Manley Reference Micro – Silver, Gold and Cardioid – Tube Condenser
- Nguyễn Lịnh Nhân Đức, Dương Đức Ưng, Đỗ Quốc Sam – Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, William C.Nevel GĐ tiếp thị Parsons De Leuw
- Khánh thành xưởng Robot biển – Chủ tịch, nhà sáng lập Nguyễn Lịnh Nhân Đức – Tạp chí European Oil and Gas Issue
- Nhạc Sĩ Bảo Chấn ” Ông Hoàng Nhạc Nhẹ ” Làn Sóng Xanh Thời Kỳ 90 – 2000
- Nhạc Trưởng Hoàng Điệp & Nhóm Bè