Mục lục bài viết
Từ A-Z về Mastering trong quá trình sản xuất âm nhạc
I. Mastering là gì?
Mastering là công đoạn không thể thiếu trong quá trình tạo nên sự thành công của một sản phẩm âm nhạc. Xuyên suốt quá trình thu âm và xử lý một ca khúc hoặc trọn bộ album, quá trình mastering thường được thực hiện cuối cùng (sau editing và mixing). Công đoạn quan trọng này thường do kỹ thuật viên chuyên môn đảm nhiệm tại các phòng thu âm chuyên nghiệp, trước khi bản mastering đó được giao cho Producer hoặc đội ngũ phát hành ca khúc.
Mục đích của việc Mastering là cân bằng các yếu tố âm thanh của hỗn hợp âm thanh nổi và tối ưu hóa việc phát lại trên tất cả các hệ thống và định dạng trên đa phương tiện. Theo truyền thống Mastering được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ như Equalization, Compression,limiting và Stereo nâng cao âm thanh nổi.
1. Tại sao phải có Mastering trong quá trình sản xuất một bài hát?
Mục đích của việc mastering trước tiên là giúp các bài nhạc trong một album được sắp xếp đúng thứ tự, chảy theo một dòng cảm xúc nhất định trong list bài hát và tạo sự thu hút nhất đến người nghe.
Thứ hai, mastering giúp cải thiện chất âm, nâng cao chất lượng âm thanh, tăng sự cân bằng và hài hòa của bài nhạc. Âm sắc của bài nhạc to hơn, rõ hơn, chi tiết hơn, mang đến cho thính giả sự chân thực khi thưởng thức âm thanh, như đang ở rất gần với ban nhạc, với ca sĩ.
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra bản thu đó đã không được đầu tư hoặc thực hiện qua loa công đoạn mastering khi bạn cảm giác bản nhạc thiếu một điều gì đó khiến bạn rất khó chịu. Nó không được “ấm” và “đầy” như những bản nhạc khác.
Thứ ba, thông qua mastering, bản nhạc được cân bằng các yếu tố âm thanh, đảm bảo tính đồng nhất âm thanh giữa nhiều bản nhạc trong một album. Đặc biệt là tối ưu hóa việc phát bản thu đó trên tất cả các hệ thống và định dạng đa phương tiện. Âm thanh sẽ không bị lệch, bị méo sau khi đã mastering. Trong một album ca nhạc, gồm nhiều ca khúc khác nhau. Nếu bỏ qua công đoạn mastering, trên các thiết bị khác nhau, chất lượng âm thanh phát ra sẽ hoàn toàn khác nhau. Điều này dẫn đến trường hợp ca khúc có khi quá nhỏ, có khi quá lớn, thậm chí tín hiệu bị vỡ gây nguy hiểm đến thiết bị phát.
Đôi khi trong quá trình thu âm, bản thu sẽ gặp một số vấn đề như âm lượng lớn nhỏ không đồng đều, tiếng hát ca sĩ chênh lệch với tiếng nhạc cụ. Hoặc mỗi bài hát được thu âm ở những thời điểm khác nhau hoặc trong nhiều ngày nên mỗi bài ít nhiều cũng sẽ khác nhau ở một số khía cạnh. Do đó, khi mastering ca khúc, người nghe sẽ không cảm thấy có sự rời rạc, ngắt quãng khi nghe trọn bộ album từ đầu đến cuối.
Thứ tư, các bài hát có độ dài ngắn khác nhau sẽ được chỉnh về khoảng thời gian phù hợp nhất hoặc bỏ bớt các phần không cần thiết trong một bài hát đi. Đồng thời loại bỏ các tiếng ồn và tạp âm trong bài hát
Do đó, bạn đọc dễ dàng nhận thấy mastering đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất sản phẩm âm nhạc vì sự trau chuốt ở công đoạn mastering sẽ giúp bản nhạc chất lượng, hoàn hảo và chuyên nghiệp hơn trước khi phát hành ra thị trường âm nhạc.
2. Dòng nhạc nào cần thực hiện Mastering?
- Bất kỳ ca khúc, bản nhạc, album nào được thu âm tại phòng thu, chưa được kiểm tra, đánh giá bởi những chuyên viên âm thanh có kinh nghiệm đều có thể thực hiện mastering.
- Ngoài ra, những bản nhạc thu âm bằng máy karaoke, nhạc từ băng real to reel hay từ băng cassette chuyển qua CD cũng có thể thực hiện mastering.
3. Sự khác biệt giữa quá trình Mixing và quá trình Mastering
Mặc dù mixing và mastering có chung các kỹ thuật và sử dụng công cụ giống nhau, nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt không thể nhầm lẫn. Nếu mixing là công đoạn hòa âm phối khí, hòa trộn tất cả các âm thanh riêng lẻ (giai điệu, tiếng bè, tiếng nhạc cụ,…) thành một bài hát. Giống như một bộ máy cần nhiều bộ phận kết hợp với nhau mới có thể hoạt động bình thường.
Khi một bản phối được sắp xếp chuẩn xác, thực hiện hoàn chỉnh mới có thể bước vào công đoạn mastering một cách dễ dàng hơn. Còn đối với công đoạn mastering, kỹ sư âm thanh sẽ thực hiện sắp xếp từ bản mix, “đánh bóng” bản mix để bản nhạc trở nên hoàn hảo nhất có thể. Mastering được thực hiện cuối cùng trong khâu hậu kỳ để tạo ra được sản phẩm tuyệt vời trước khi tung ra thị trường âm nhạc.
Tham khảo về dịch vụ mixing – mastering & hòa âm phối khí của Nguyễn Đức Music tại đây
II. Quá trình Mastering được diễn ra như thế nào?
1. Quy trình cơ bản của Mastering
Thông thường, mỗi ca khúc trong quá trình thu âm phải trải qua nhiều giai đoạn xử lý khác nhau từ thu âm (giọng hát ca sĩ, giọng bè, nhạc cụ,…), biên tập, mixing (xử lý và trộn các tín hiệu, thêm hiệu ứng EFX cần thiết như Chorus, Reverb, Delay,…) và công đoạn cuối cùng là mastering (đồng bộ và chuẩn hóa ca khúc, EQ, Compression – Expansion, Saturation, Stereo Enhancement và Limiting).
Điều cần làm trước khi bắt tay vào quá trình mastering là ca sĩ và ekip phải hoàn toàn hài lòng với chất lượng bản thu sau công đoạn editing và mixing. Bởi mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất âm nhạc có sự liên kết lẫn nhau. Nếu có một sơ suất nhỏ chưa được phát hiện ở công đoạn mixing thì toàn bộ bước mastering coi như “đổ sông đổ biển”. Ekip và các kỹ sư âm thanh buộc phải thực hiện lại từ bước đầu tiên. Do đó, hãy chắc chắn rằng bản mix của bạn được thực hiện một cách kỹ lưỡng, chuyên nghiệp nhất có thể bằng cách kiểm âm, nghe đi nghe lại nhiều lần trên các hệ thống speaker với nhiều mức âm lượng khác nhau.
Một bản mix sau khi hoàn thành thường sẽ là một file stereo. Kỹ sư âm thanh sẽ nhận file stereo và thực hiện xử lý âm thanh, trau chuốt để bản mix đạt độ chuyên nghiệp. Trong quá trình mastering, nhiệm vụ của kỹ sư âm thanh là:
- Sắp xếp các ca khúc theo đúng thứ tự trong album
- Điều chỉnh độ dài ngắn phù hợp với từng bài hát
- Loại bỏ tạp âm không mong muốn và làm sạch tiếng ồn trong các bài hát
- Cân chỉnh âm lượng (gain/tube), âm sắc (dynamic): điều chỉnh nhạc cụ, âm bass và giọng hát sao cho đồng đều và không có tiếng nào quá lớn hoặc tiếng nào quá nhỏ.
- Thực hiện điều chỉnh đồng đều giữa khoảng đầu và cuối của mỗi bài hát, xử lý chênh lệch khoảng cách lớn.
2. Những thao tác bắt buộc trong quá trình mastering:
Trong quá trình mastering, không thể thiếu các thao tác sau:
- Change gain (thay đổi âm lượng đầu vào): Đây là thao tác để kỹ sư âm thanh có thể quy định được mức âm lượng decibel của một bản nhạc.
- Normalize (Chuẩn hóa âm lượng file nhạc): Đây là thao tác cơ bản khi thực hiện mastering. Khi âm lượng của nguồn phát vượt quá công suất cũng như những giới hạn về độ ồn, tần số,… hệ thống phát âm (playback) có thể bị hỏng. Các bộ Normaliser thiết lập mức âm lượng cực đại của file nhạc theo tỉ lệ quy định (thường là 0 decibel). Điều này đồng nghĩa với việc, nhạc có thể có âm lượng to hay nhỏ tùy theo cao trào và tiết tấu của từng bài hát, nhưng không bao giờ được vượt quá ngưỡng 0dB.
- Dynamic (âm sắc): Đây được xem là linh hồn của bài hát bởi nó tác động trực tiếp đến âm sắc và màu âm (sound mood) của file nhạc. Âm sắc là độ khác biệt giữa thanh áp nhỏ nhất và lớn nhất mà tai người có thể chịu đựng được (mức giới hạn dao động từ 120 – 130 dB). Trong khi đó, màu âm chính là cảm nhận của người nghe về nguồn âm: giọng hát dày hay mỏng, khỏe hay đuối. Do đó, nếu bài hát được thể hiện với chất giọng yếu, kỹ sư âm thanh sẽ biết cách điều chỉnh bằng các bộ lọc dynamic chứ không sử dụng chức năng change gain.
- Equalizing (EQ): Đây là công đoạn hiệu chỉnh tần số âm thanh và đặc biệt hữu hiệu với các nguồn âm từ giọng đọc, giọng nói. Trong quá trình EQ, các kỹ sư âm thanh có thể thêm một chút âm bass bằng cách tăng tần số âm trầm (thường sử dụng với bộ lọc Quick Filter/Parametric EQ hoặc cân chỉnh thủ công các tần số dưới 60Hz)
- Compressing: Đây là công đoạn nén, cho phép cắt giảm các âm chói, tăng cường biên độ cũng như độ rộng của trường âm.
- Dithering (xóa bỏ các nhiễu tín hiệu): Với công đoạn này, các kỹ sư âm thanh chỉ thực hiện nó khi tất cả mọi người đã hoàn toàn hài lòng với chất lượng bản nhạc đã được mixing và mastering.
Nhìn qua các thao tác bắt buộc trong quá trình mastering, ắt hẳn bạn đọc dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của mastering trong tổng thể quy trình sản xuất âm nhạc. Điều đặc biệt, để đảm bảo chất lượng tốt nhất sau công đoạn mastering, bạn nên xuất file (export) file nhạc với độ phân giải âm cao nhất mà trình biên tập hỗ trợ (thông thường là 24bit/96KHz).
Thông tin liên hệ
Với nền âm nhạc ngày càng thịnh hàng và nhiều xu hướng mới được ra đời, âm nhạc trở nên đa dạng dòng nhạc và thể loại hơn, đồng nghĩa với việc mastering luôn được quan tâm hàng đầu. Với hệ thống máy móc được đầu tư chuyên nghiệp, các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thu âm, hòa âm phối khí, mixing & master. Nguyễn Đức Music là nơi bạn có thể tin tưởng để cho ra đời những sản phẩm chất lượng.
- Địa chỉ: 239/12 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức ( Khu Biệt thự riverside)
- Hotline: 0916 666 657
- Mail: info@nguyenducmusic.com
- Website: www.nguyenducmusic.com
- Kênh Youtube: Phòng thu âm Nguyễn Đức Music
- Chia sẻ kinh nghiệm khi chọn mua 1 dàn Karaoke gia đình chất lượng
- Quy trình phát hành album ca nhạc chuyên nghiệp
- Giọt Nước Mắt Lẻ Loi – Tuyết Mai | Nhạc Sĩ: Nguyễn Đức | Hòa Âm: Hoàng Minh | Ca khúc hay về ông
- Nhạc sĩ Văn Cao, người nghệ sĩ đa giác quan
- Tầm quan trọng của mastering trong sản xuất âm nhạc