Chia sẻ kinh nghiệm khi chọn mua 1 dàn Karaoke gia đình chất lượng

Những lưu ý trước khi lựa chọn một dàn karaoke cho gia đình chất lượng

Sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, những giờ phút giải trí với dàn karaoke chính là cơ hội để bạn giải tỏa, gác lại những bộn bề cuộc sống và khoe giọng hát của mình.

Bạn có thể là một chủ đầu tư đang muốn kinh doanh dịch vụ karaoke hay bạn đang có ý định lắp đặt dàn karaoke cho gia đình mình nhưng chưa biết cách phối ghép, lắp đặt hệ thống âm thanh, dàn karaoke gia đình như thế nào là chuẩn. Nếu bạn đang có những câu hỏi cần được giải đáp về cách lựa chọn dàn karaoke gia đình cao cấp, bài viết này là dành cho bạn.

Vậy một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp sẽ bao gồm những gì? Ở bài viết này, hãy cùng Nguyễn Đức Music lần lượt tìm hiểu những thiết bị không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống, những thông số kỹ thuật cần thiết để thiết kế một dàn hệ thống dàn karaoke gia đình cao cấp nhé!

I. Hệ thống âm thanh và nguyên lý hoạt động của dàn karaoke

1. Hệ thống âm thanh

Một hệ thống âm thanh luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khuếch đại và truyền tải âm thanh đến tai người nghe một cách dễ chịu, thú vị và hiệu quả nhất.

Hệ thống âm thanh bao gồm những thiết bị âm thanh nào? Câu hỏi này có lẽ luôn là trăn trở đối với những bạn mới tìm hiểu về âm thanh và muốn đầu tư một dàn karaoke gia đình chuẩn chỉnh.

Đây đều là những vấn đề mà dù cho bạn là người theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp, nghiệp dư, có ý định kinh doanh các dịch vụ sân khấu, phòng trà hay đơn giản là yêu thích karaoke đều nên đặc biệt lưu ý đến. Bởi hệ thống âm thanh là một tổng thể khá phức tạp với sự góp mặt của nhiều thiết bị khác nhau.

Do đó, đây là những thông tin nền tảng đầu tiên giúp bạn có thể làm chủ dàn âm thanh, dàn karaoke của mình một cách hiệu quả nhất. 

5 thiết bị không thể thiếu cho Dàn karaoke gia đình
5 thiết bị cho Dàn karaoke gia đình

Hệ thống âm thanh chuyên nghiệp sẽ bao gồm:

  • Tất cả các thiết bị từ nguồn (source),
  • Những cảm biến đầu vào (micro hát karaoke tốt, nguồn nhạc chất lượng),
  • Bộ mixer,
  • Bộ equalizer giúp cân bằng tín hiệu âm thanh và thay đổi chất âm khi âm thanh đi qua nó,
  • Bộ amplifier (bộ khuếch đại) để tạo ra một phiên bản tín hiệu sao chép chính xác với sự thay đổi tốt nhất của tín hiệu đầu vào input và 2 bộ chuyển đổi.
  • Sau cùng, loa là thiết bị cuối cùng của quá trình khuếch đại và xử lý âm thanh đầu vào. Nếu hệ thống loa karaoke kém thì hiệu quả toàn diện của cả hệ thống đương nhiên sẽ mắc phải những vấn đề bất cập. 
Loa thiết bị karaoke gia đình
Loa đóng vai trò quan trọng trong một dàn karaoke gia đình

Các bộ chuyển đổi (trong thuật ngữ chuyên ngành gọi là transducer) là bất kỳ thiết bị nào có thể chuyển đổi năng lượng nhận (chẳng hạn như tín hiệu âm thanh từ máy phát nhạc, sóng âm thanh từ người nói,…) thành loại năng lượng khác (tín hiệu điện).

Cách thức mà micro chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện hoàn toàn ngược lại với cách thức loa chuyển tín hiệu điện thành âm thanh. Bởi loa sẽ chuyển đổi một tín hiệu điện thành sóng âm để tai người có thể cảm nhận được.

Ví dụ trên thực tế, nếu bạn cắm loa hoặc cắm jack tai nghe vào cổng micro, nó có thể hoạt động như một micro mặc dù không tốt lắm. Tùy vào thiết bị đó thuộc vào loại chuyển đổi nào, cung cấp tín hiệu điện cho âm thanh như thế nào, bạn sẽ lựa chọn cách để đưa đầu vào (input) của hệ thống một cách phù hợp. 

2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của dàn karaoke

Mỗi thiết bị trong hệ thống âm thanh đều có thể tạo ra các bản sao giống hệt hay gần giống với các tín hiệu nó nhận được. Đối với bộ chuyển đổi, nó sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi từ năng lượng này sang loại năng lượng khác.

Đối với một amplifier (bộ khuếch đại), nó sẽ thực hiện nhiệm vụ tạo ra một phiên bản của tín hiệu điện (electric signal). Amplifier sẽ xuất các tín hiệu ở đầu ra của nó với nguồn năng lượng được cung cấp bởi nguồn điện riê ng biệt (như ổ cắm, cầu dao,…). Sau cùng, một tín hiệu điện mạnh nhất sẽ được lựa chọn để đưa vào điều khiển loa (speaker driver).

Quá trình đưa tín hiệu điện vào hệ thống âm thanh được thực hiện trong nhiều giai đoạn. Một trong những đại lượng có khả năng kiểm soát cường độ âm lượng của các tín hiệu đầu vào (được gọi là Gain) có thể lớn bằng 1.000.000.000 lần hoặc hơn đối với tín hiệu input. 

Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng, bên cạnh việc kiểm soát biên độ (volume/ gain/fader), hệ thống âm thanh thường được thiết kế để đối phó với tín hiệu âm thanh trong nhiều cách khác nhau.

Sau khi âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu điện tương đương, nó có thể được trộn lẫn (mixed), định hình lại (reshaped), chia ra (split). Các chức năng bổ sung khác nhau thường được gọi là xử lý tín hiệu (signal processing).

Đối với cách trộn lẫn âm thanh, chúng ta cần lựa chọn một thiết bị trộn âm (audio-mixer) để xử lý các kênh phát tín hiệu đầu vào (input channel), trộn các tín hiệu lại và cho ra một hoặc nhiều tín hiệu đầu ra (output signal). Một mixer thông thường cũng sẽ cho phép có một số chức năng khác để xử lý và định tuyến (re-route) lại các tín hiệu do nó điều khiển.

Sơ đồ kết nối thiết bị dàn karaoke gia đình
Sơ đồ kết nối thiết bị dàn karaoke gia đình cơ bản

Equalizers (EQ) đơn giản có vai trò thực hiện nhiệm vụ điều khiển âm sắc và kiểm soát tần số dao động hẹp hơn: từ âm trầm (bass) sâu nhất tới các âm bổng (treble) cao nhất. Một hệ thống Equalizers tiêu biểu có thể bổ sung chức năng cân bằng âm sắc thông qua một hay nhiều thiết bị riêng biệt (phía ngoài – outboard).

Thông thường, tất cả các giai đoạn cần thiết của sự khuếch đại, xử lý tín hiệu và chức năng trộn âm thanh (mix) sẽ được kết hợp trong một thùng máy (chassis), loại thiết bị này thường dùng cho các ứng dụng tương đối cơ bản.

Ngoài các loại ứng dụng cơ bản, hệ thống hiện đại thường được bao gồm từ một loạt các tương tác thành phần đó, trong giới hạn nhất định, nhưng khi cần, nó có thể được kết nối lại với nhau.

Sơ đồ hệ thống âm thanh cơ bản
Sơ đồ hệ thống âm thanh cơ bản

Tùy mục tiêu tổ chức và diện tích không gian, mỗi hệ thống âm thanh sẽ bao gồm những đặc trưng thiết bị, cách thức hoạt động khác nhau. Các buổi biểu diễn phòng trà, sân khấu lớn sẽ có một hệ thống âm thanh khác so với dàn karaoke gia đình.

Do đó, khách hàng khi lắp đặt bất kỳ dàn âm thanh nào, hãy luôn lưu ý những yếu tố về công suất, cấu tạo để lựa chọn cách set-up phù hợp, đáp ứng được tất tần tật các yêu cầu cầu khắt khe của một hệ thống âm thanh tiêu chuẩn.

Vậy một dàn karaoke chất lượng sẽ bao gồm những thiết bị nào? Hãy cùng Nguyễn Đức Studio lần lượt tìm hiểu những thiết bị không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống để mang đến chất lượng âm thanh tuyệt vời nhất nhé.

II. Thiết bị cốt lõi cho một dàn Karaoke gia đình chất lượng?

1. Micro 

Micro (hay còn được gọi là microphone) là thiết bị cung cấp tín hiệu đầu vào cho một hệ thống âm thanh. Micro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp âm thanh chất lượng cao, định hình chất lượng âm sắc của âm thanh từ khi bắt đầu đi vào hệ thống cho đến khi được phân phối ra ngoài ở các loa.

Hiệu quả sử dụng micro được nhiều kỹ sư âm thanh xem là một bước quan trọng nhất trong việc cung cấp âm thanh chất lượng cao.

Micro trong hệ thống âm thanh karaoke
Micro trong hệ thống âm thanh, dàn karaoke

Đáp ứng tần số (Frequency response) – đáp tần liên quan đến micro với chất lượng âm sắc thích hợp chính là một yếu tố đặc biệt giúp đơn giản hóa quá trình Micro equalizing (cân bằng) và mixing, đặc biệt trong một hệ thống biểu diễn âm nhạc.

Có từng thông số kỹ thuật riêng cho các loại micro mà bạn cần lưu tâm khi lựa chọn. Khi chúng ta sử dụng hợp lý sự định hướng của microphone sẽ giúp mang đến nguồn âm thanh hiệu quả nhất.

Các loại âm thanh không mong muốn sẽ được giảm thiểu tối đa, bao gồm cả những âm thanh output của chính nó (được gọi là âm thanh phản hồi: tiếng hú, tiếng feedback). Các tiêu chí để phân loại micro trên thị trường thiết bị âm thanh được phân bổ như sau: 

a. Phân loại micro theo thiết kế, cấu tạo

Nếu phân loại theo thiết kế và cấu tạo, sẽ được chia thành hai dòng micro không dây, micro có dây. Trong đó lại chia ra thành các loại micro choàng đầu, micro gắn trên giá đỡ, chân đế, micro cầm tay, micro cổ ngỗng, micro cài áo, micro cài tai,… 

Bố trí hệ thống âm thanh cơ bản trên thị trường hiện nay có 2 loại micro là micro có dây và micro không dây. Điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 loại micro này chính là cách thức hoạt động và quá trình truyền thanh của chúng trong một dàn karaoke gia đình.

Đối với micro có dây, tín hiệu âm thanh của giọng hát sau khi được thu vào sẽ chuyển thành dạng sóng âm thanh rất nhỏ và được truyền tới amply karaoke qua đường dây jack micro.

Phân loại micro theo thiết kế, cấu tạo
Phân loại micro theo thiết kế, cấu tạo

Micro có dây thường sẽ có độ nhạy âm thanh rất cao, âm sắc nhẹ và ấm. Đồng thời, dải băng tần của loại micro này bị giới hạn nên đôi khi sẽ dẫn đến mất tiếng nếu để micro xa.

Bởi có dây dẫn nên tín hiệu truyền đi sẽ được đảm bảo chất lượng ổn định, không lo mất tiếng trong thời gian dài sử dụng.

Tuy nhiên, do sự phụ thuộc của micro có dây vào loa và amply khá nhiều nên buộc phải tuân theo những nguyên tắc “công suất” của 2 loại thiết bị này để bảo vệ các thiết bị có tuổi thọ lâu dài.

Đối với micro không dây, tín hiệu âm thanh sẽ được truyền bằng sóng cao tần trong bán kính dao động từ 50-200m với amply. 

b. Phân loại micro dựa trên khả năng thu nhận âm thanh

Nếu phân loại micro dựa trên khả năng thu nhận âm thanh từ các phía khác nhau của môi trường xung quanh micro, chúng ta có thể chia micro thành 2 loại chính: Micro đa hướng (Omnidirectional micro) thường dùng trong hội thảo, hội nghị và Micro định hướng (Unidirectional micro) thường được sử dụng trong ca hát, biểu diễn, thuyết trình. 

Nếu các micro đa hướng thực hiện tốt việc ghi lại nguồn âm thanh rộng, thường được ưa chuộng cho các cuộc hội thảo tổ chức trong phòng hội nghị lớn thì micro định hướng đóng vai trò vô cùng quan trọng và phù hợp với dàn karaoke hơn bao giờ hết. Bởi những loại micro định hướng rất nhạy đối với âm thanh có tần số cao và bị giảm khi di chuyển micro ra xa nguồn âm thanh.

Phân loại micro thành micro đa hướng và micro định hướng
Phân loại micro thành Micro đa hướng và Micro định hướng

Đó chính là lý do loại micro định hướng luôn là lựa chọn hàng đầu dành cho các phòng karaoke hay các dàn karaoke gia đình. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho việc thu âm một loại nhạc cụ nhất định trong một band nhạc, đặc biệt là thu âm giọng hát của ca sĩ biểu diễn trên sân khấu hay trong các phòng thu chuyên nghiệp.

Khi âm thanh của môi trường xung quanh lấn át tiếng ca sĩ bằng tiếng hò reo, tiếng vỗ tay, các micro định hướng ngay lập tức sẽ phát huy tối đa công năng của nó khi hoàn toàn bỏ qua các tạp âm. Qua đó, chúng ta có thể thấy việc sử dụng mô hình định hướng cho micro sao cho hiệu quả sẽ có tác động đáng kể đối với hiệu quả toàn diện của hệ thống.

Khi setup dàn karaoke hay các phòng thu chuyên nghiệp, việc ứng dụng mô hình định hướng micro ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta chủ động thu được âm thanh tốt nhất theo một hướng nhất định, giảm thiểu thu nhận âm thanh từ những nguồn khác so với nguồn được chỉ định.

Micro định hướng thường được sử dụng để hát karaoke
Micro định hướng thường được sử dụng ở dàn karaoke

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những cách lựa chọn loại micro cho mình.

Bên cạnh các tiêu chí về thiết kế, cấu tạo, độ bền, chúng ta không thể không nhắc đến chất lượng âm thanh mà một chiếc micro mang lại.

Micro hát karaoke tựu chung cần có độ nhạy âm cao, có khả năng thu âm tốt, có trở kháng phù hợp với dàn karaoke gia đình (loa karaoke, amply karaoke) của gia đình bạn để đem đến những âm thanh chất lượng cao. 

2. Mixer 

Mixer được ví như linh hồn của cả hệ thống âm thanh trong dàn karaoke gia đình bởi mixer sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ các thiết bị đầu vào như micro, nhạc cụ.

Sau khi hoàn thành khâu tiếp nhận, mixer sẽ tiến hành xử lý âm thanh chuyên nghiệp để cho ra một loại tín hiệu duy nhất bằng thể thức Mono hoặc Stereo, mang đến chất lượng âm thanh karaoke tuyệt vời như ý muốn. Vậy mixer sẽ được phân loại như thế nào?

a. Phân loại mixer

Trên thị trường, mixer được chia thành 2 loại: loại mixer có và không có amplifier đi kèm. Tất cả thiết kế của các loại mixer này khá tiện dụng cho các ứng dụng đơn giản, đặc biệt là dễ cơ động. Với ưu điểm mức giá tương đối rẻ, dễ dàng điều khiển và bù lại là giảm tính linh hoạt.

Để tối ưu lợi thế và giải quyết bất lợi này của mixer, bạn nên sử dụng thêm các thiết bị như EQ, amplifier, crossover, limiter faders đôi cho output và dùng chung cho cả hai bên left & right trong cùng một hệ thống âm thanh nổi (stereo).

Bởi đại đa số các loại mixer luôn cho phép các tín hiệu tự phân chia thành các đường dẫn điện tử tách biệt nhau và bổ sung bất kỳ effect âm thanh nào đã được mix lại để cải thiện hay điều chỉnh. Từ đó cho ra những tín hiệu âm thanh output cho tốt hơn. Công nghệ hiện đại cần các thiết bị như vậy, cho cả hai yếu tố: thực tế lẫn sáng tạo.

Mixer - Bộ khuếch đại tín hiệu âm thanh chuyên nghiệp cho dàn karaoke
Mixer – Bộ khuếch đại tín hiệu âm thanh chuyên nghiệp cho dàn karaoke gia đình

Nếu phân loại mixer dựa theo kỹ thuật vận hành và nhu cầu thực sự của người dùng. Do đó, chúng ta cần xác định rõ nhu cầu của mình để lựa chọn được loại mixer phù hợp nhất. Có thể chia mixer thành 3 loại chính:

  • Bàn mixer (theo kỹ thuật analog): Dòng mixer này thường được ưa chuộng ở những phòng thu chuyên nghiệp. Tuy được thiết kế khá cồng kềnh, khó di chuyển nhưng mang đến chất lượng âm thanh tuyệt vời, chuyên nghiệp
  • Mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital: Dòng mixer này sẽ sử dụng tín hiệu kỹ thuật số để thay đổi các tín hiệu âm thanh đầu vào nhưng đường đi của tín hiệu vẫn còn sử dụng nguyên tắc nghĩ thuật của analog. 
  • Mixer theo kỹ thuật digital: Đối với loại mixer này, tín hiệu được truyền đến hoàn toàn bằng công nghệ digital và đã được số hóa. Những tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển đổi theo nguyên tắc nhị phân không hề khác với một phần mềm trên máy tính. Vì thế, người dùng có thể điều khiển trực tiếp từ xa thay cho điều khiển trên thiết bị. Việc xử lý các tín hiệu cũng được diễn ra nhanh chóng hơn. Thao tác đơn giản trên digital của loại mixer này sẽ giúp tiết kiệm được tối ưu thời gian và công sức bởi thao tác gọn gàng, xử lý nhanh nhạy. 

b. Chức năng của mixer 

Ngoài chức năng cơ bản của nó để trộn (mix) các tín hiệu input khác nhau, điều chỉnh âm sắc (EQ) trên mỗi kênh input riêng biệt rồi tạo thành tín hiệu ở output, mixer còn được thiết kế có thêm bộ EQ để thực hiện một số chức năng xử lý tín hiệu khác, cho ra phần tín hiệu output khá tốt.

Bởi Mixer rất đa năng, nhưng trong các ứng dụng cơ bản, thường cho phép các tín hiệu có thể tận dụng tối ưu các mạch điện của hệ thống và được điều chỉnh liên tục ở nhiều giai đoạn. Để tự động điều hòa các mức độ tín hiệu (signal level), có thể thêm vào các thiết bị bổ sung bên ngoài như: compressor, Iimiters và gate.

Chức năng và sự kết nối của mixer với các thiết bị âm thanh khác trong dàn karaoke
Chức năng và sự kết nối của mixer với các thiết bị âm thanh khác trong dàn karaoke

Để được coi như một phần của sự pha trộn âm thanh, quá trình mixer được coi như tín hiệu bổ sung được gọi là vòng lặp phụ (auxiliary loop) và vòng lặp hiệu ứng (effects loop) bởi các tín hiệu đã được chỉnh sửa sau đó quay trở lại và đi tới một input bổ sung.

Bản sao tín hiệu sau khi đã điều chỉnh riêng biệt sẽ được truyền đến bộ khuếch đại công suất và đưa ra loa monitor (thường gọi là foldback, nhưng ngày nay thường được gọi đơn giản là stage monitoring). Đây là chức năng mà tất cả những các mixer cơ bản nhất đều có.

Bố cục cơ bản của mixer
Bố cục cơ bản của mixer

Trong hệ thống cao cấp, một mixer chuyên biệt khác sẽ được sử dụng đúng với mục đích là mix những âm thanh monitor.

Ngoài ra, mixer còn có các tính năng cơ bản bổ sung như cho phép các tín hiệu output được dễ dàng gửi đến các điểm khác nhau từ các input của một multitrack tape recorder.

Để phát huy tối ưu tính năng này, cần có một thùng máy (chassis), một mixer kèm thêm graphic EQ và một amplifier để đưa thẳng ra loa (thường được gọi là mixer/amplifier hay powered mixer).

Một số thiết bị hiện đang sản xuất cũng bao gồm các tính năng như tích hợp thêm các hiệu ứng reverb kỹ thuật số (built-in digital reverb). 

c. Phân biệt mixer và amply

Theo như chia sẻ và phân loại mixer, chúng ta có thể nhận thấy ở mixer và amply đều có khả năng tiếp nhận tín hiệu âm thanh đầu vào như nhau, sau đó sẽ thực hiện công đoạn xử lý, hòa trộn, tái tạo âm thanh để đem đến cho người nghe chất lượng âm thanh tuyệt hảo.

Ở cả 2 thiết bị này đều quyết định trực tiếp chất lượng âm thanh đầu ra như thế nào, có chân thực, dễ nghe, mềm mại và đủ hấp dẫn hay không.

Phân biệt mixer và amply trong dàn karaoke
Phân biệt mixer và amply trong dàn karaoke

Thế nhưng, chức năng của chúng sẽ có sự khác biệt đáng kể. Nếu mixer phụ thuộc vào công suất của cục đẩy, phải có cục đẩy, mixer mới có thể kết nối với các thiết bị khác và thực hiện nhiệm vụ hòa trộn, hiệu chỉnh, xử lý, phân phối đến loa thì amply sẽ có chức năng chính là khuếch đại âm thanh, hoạt động hoàn toàn độc lập.

Trong suốt quá trình vận hành, mixer sẽ được kết nối với máy tính hoặc điện thoại thông qua một ứng dụng. Trên bàn mixer vẫn sẽ có các nút để điều khiển giúp người dùng dù có am hiểu về công nghệ hay không vẫn có thể dễ dàng sử dụng mixer dàn karaoke và điều khiển hệ thống âm thanh chuyên nghiệp.

3. Equalizer

a. Equalizer là gì?

Equalizer (EQ) là một thiết bị phổ biến trong một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, EQ thường được gọi là bộ lọc xì, bộ lọc tiếng. Trong tiếng Anh, EQ mang nghĩa là “sự cân bằng”.

Thuật ngữ Equalization vốn được áp dụng cho quá trình bù sự thiếu hụt điện tử trong một thiết bị hay một hệ thống để tái tạo chính xác tín hiệu âm thanh. EQ được thiết kế với nhiệm vụ cân bằng tín hiệu âm thanh và làm thay đổi chất lượng âm thanh đi qua nó bằng nhiều bộ lọc điện tử.

Equalizer giúp cân bằng tín hiệu âm thanh trong toàn bộ hệ thống
Equalizer giúp cân bằng tín hiệu âm thanh

Cân bằng ở đây chúng ta có thể hiểu là quá trình cân bằng tần số, cắt và loại bỏ những tần số âm thanh dư, đồng thời thêm những tần số âm thanh bị thiếu.

Do đó, Equalizer giúp dễ dàng tùy chỉnh thông qua các nút bấm, nút vặn, thanh trượt, giúp bù trừ lẫn nhau theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu âm thanh của từng dải tần.

Người hiệu chỉnh Equalizer có thể tăng, giảm hoặc loại bỏ hẳn dải tần không cần thiết để âm thanh phát ra trở nên thuận tai hơn. EQ là thiết bị không thể thiếu cho các dàn âm thanh để giúp các dàn nhạc trở nên hay hơn.

b. Chức năng của Equalizer

Như đã đề cập, nếu mixer cung cấp khả năng cân bằng tín hiệu âm thanh cho các kênh độc lập (onboard EQ). Một EQ onboard sẽ cho phép kiểm soát 2 – 4 giải âm sắc trong toàn bộ tầm nghe được.

Chẳng hạn, một EQ 3 band sẽ cho phép nhấn mạnh hay giảm đi tần số bass, tần số mid và tần số treble. Ngoài ra, mixer còn cung cấp switchable EQ – (có thể chuyển đổi) và cho phép người điều khiển lựa chọn giữa 2 hoặc nhiều dải tần số cố định, quyết định những khu vực của âm phổ nào nó sẽ ảnh hưởng đến. 

  • Một hệ thống mixer công suất cao (high-power) hay chất lượng cao (high-quality) sẽ thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh một cách chính xác nhất nhiều dải âm sắc bị chia nhỏ (thường được gọi là các band).
  • Một hệ thống mixer đa năng sẽ bao gồm đầy đủ các EQ tham số (parametric). Nó sẽ hiển thị các tần số một cách tối ưu, có nhiều tùy chỉnh đa dạng như GAIN, Bandwidth hay thậm chí là tùy chỉnh các bộ lọc âm thanh cho mỗi EQ Band như High-Pass, Low-Pass, Peaking, Shelving, Notch Filter.

Các hình thức phổ biến nhất cho EQ đó là EQ rời ngoài (outboard) là graphic EQ. Graphic EQ chính là thiết bị giúp điều chỉnh tần số bằng cần gạt. Tùy vào công năng của mỗi thiết bị, EQ sẽ có số lượng nút gạt nhiều hay ít. Dải tần sẽ giới hạn được sự can thiệp của EQ nếu ít nút gạt, nhiều nút gạt hơn thì EQ sẽ can thiệp chi tiết hơn.

Ưu điểm của Graphic EQ là vô cùng tiện dụng, dễ hình dung dải tần bằng mắt, dễ sử dụng. Nhưng chúng có nhược điểm là độ chính xác không được cao, không can thiệp chi tiết được. Hiện tại, EQ đang sản xuất có thể điều chỉnh riêng biệt hơn 45 mảnh chia cắt âm thanh trong mức dải tần số con người nghe được (một số thiết bị cao cấp có thể chia ra nhiều hơn).

Các chức năng điều khiển cơ bản của một Equalizer
Các chức năng điều khiển cơ bản của một Equalizer

Những loại thiết bị EQ khác sẽ cho phép người vận hành hệ thống đo lường được chính xác các âm tần tương đối cần thiết cho một ứng dụng cụ thể.

Các mảnh cắt âm thanh nếu chia càng nhỏ có thể ứng dụng thực tế vào việc bù đắp cho những bất thường của micro, loa phóng thanh và âm thanh trong dàn karaoke gia đình, vận dụng tối ưu sự sáng tạo vào thực tế để thay đổi một âm thanh, giọng hát (vocal) hay nhạc cụ, hoặc thậm chí là giúp loại bỏ những tiếng hú (feedback) khó chịu cho người biểu diễn. 

Ví dụ một bản nhạc được thể hiện với nhiều nhạc cụ khác nhau cùng một lúc, âm thanh giữa các nhạc cụ sẽ hòa trộn lẫn nhau. Đây cũng chính là lúc Equalizer phát huy tối đa công năng của mình bằng cách giúp cắt bỏ các tần số thừa và tăng phần âm cần thiết để âm thanh được hòa quyện trong trẻo, dễ chịu hơn, không bị xung đột và chồng chất lên nhau làm giảm chất lượng của bài nhạc.

 

 

Equalizer sẽ giúp thay đổi chất lượng âm thanh, giọng hát và loại bỏ tiếng hú karaoke
Bàn Mixer tích hợp Equalizer

Equalizer sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và cảm nhạc tốt hơn trong điều kiện môi trường xung quanh tồn tại nhiều tạp âm không mong muốn. Sẽ không có một công thức nào cho một bản nhạc tuyệt vời. Do đó, việc hiệu chỉnh, cân bằng các sắc thái khác nhau của âm nhạc cũng là một nghệ thuật.

Nếu biết cách hiệu chỉnh Equalizer trên amply, chất lượng âm thanh của sản phẩm âm nhạc cuối cùng chắc hẳn sẽ tuyệt vời hơn những gì bạn mong đợi. 

Các ứng dụng thực tế của thiết bị Equalizer sẽ giúp bù đắp cho những lỗi bất thường của micro, loa và tạp âm trong điều kiện môi trường xung quanh.

Việc ứng dụng sự sáng tạo, nhạy bén cùng chức năng quan trọng của Equalizer sẽ giúp thay đổi chất lượng âm thanh, giọng hát (vocal) hay nhạc cụ, thậm chí giúp loại bỏ những tiếng hú khó chịu cho người biểu diễn và mọi người xung quanh. 

4. Amply

Amply (tên đầy đủ là Amplifier) là cục đẩy công suất. Đây là thiết bị trong hệ thống âm thanh thực hiện nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào (đầu hát hoặc micro karaoke), sao chép, xử lý và khuếch đại tín hiệu ra loa. Nhiệm vụ chính của amplifier là khuếch đại tín hiệu điện, tạo ra một bản sao tín hiệu với cường độ (biên độ) mạnh hơn.

Chẳng hạn sau khi có một tín hiệu âm thanh điện (từ micro, máy phát nhạc) được đưa vào amply, nó sẽ khuếch đại lên và truyền ra thiết bị phát (loa, tai nghe). Khác với micro (có các đáp tần khác nhau) và bộ EQ (cho phép thay đổi các đáp tần) thì nhiệm vụ của bộ khuếch đại amplifier là tạo ra một tín hiệu sao chép chính xác với sự thay đổi tốt nhất của tín hiệu đầu vào input.

Sức mạnh (cường độ) của tín hiệu có thể tăng lên sau khi khuếch đại, nhưng tốt nhất là điểm thiết yếu (đặc trưng âm thanh của nó) không bị thay đổi. 

Amply là thiết bị khuếch đại tín hiệu điện âm thanh trong dàn karaoke gia đình
Amply là thiết bị khuếch đại tín hiệu điện âm thanh trong dàn karaoke gia đình

a. Cấu tạo Amply trong dàn karaoke gia đình

Cấu tạo của amply trong dàn karaoke gia đình
Cấu tạo của amply trong dàn karaoke gia đình

Amply được cấu tạo theo 3 phần chính gồm: 

  • Bộ nguồn: Đây là bộ phận tỉ lệ thuận với công suất, bộ nguồn càng lớn thì công suất càng lớn. Bộ nguồn đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ amply đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện và quyết định đến chất lượng âm thanh thông qua khả năng chống nhiễu và độ ổn định của nguồn điện.
  • Bộ tiền khuếch đại: Đây là khu vực trạm trung tâm của cả hệ thống amply. Bộ phận này đảm nhận vai trò liên kết với các thiết bị nguồn để thu tín hiệu và khuếch đại ra tín hiệu đủ lớn dẫn vào bộ khuếch đại công suất.
  • Mạch khuếch đại công suất: Đây là mạch điện tử thực hiện nhiệm vụ nhận tín hiệu từ bộ tiền khuếch đại để làm tăng độ lớn của tín hiệu, sau đó truyền tới các thiết bị phát ra âm thanh (loa hoặc tai nghe).

Ba bộ phận chính của một amplifier có mối liên hệ vô cùng mật thiết bởi nó vận hành theo nguyên lý nhất định, có liên quan chặt chẽ đến nhau.

Mỗi chiếc điện thoại, tivi hay laptop chúng ta sử dụng mỗi ngày đều đã được tích hợp sẵn amply bên trong. Nếu không có amply thì loa hoặc tai nghe của bạn sẽ không thể phát tiếng được.

b. Nguyên lý hoạt động

Ở mọi điểm giao quan trọng trong vô vàn những mạch điện, Amplifier sẽ thực hiện nhiệm vụ thiết kế các hệ thống và các thiết bị âm thanh (component). Các amplifier với mức độ thấp sẽ có nhiệm vụ cô lập mạch điện từ một mạch khác và sử dụng những mạch điện riêng thể xử lý các tín hiệu nội bộ.

Những giai đoạn khuếch đại cơ bản trong một hệ thống pro-sound
Những giai đoạn khuếch đại cơ bản trong một hệ thống pro-sound

Trong quá trình thực hiện, amplifier sẽ bù đắp cho các khoản hao hụt của cường độ tín hiệu trong mạch (thường gọi là line amplifiers hay line drivers.

Mỗi thiết bị xử lý tín hiệu có một bộ line amplifiers nối với các jack output để tạo ra các tín hiệu cung cấp dữ liệu input cho các thiết bị kế tiếp thông qua hai dây nối. 

Để kết hợp các bộ khuếch đại (combining amplifier), bạn có thể sử dụng các loại mạch khuếch đại ở mức thấp. Tùy thuộc vào thiết kế của thiết bị mà mỗi tín hiệu âm thanh sẽ được tạo ra và cung cấp dữ liệu đầu vào khác nhau.

Các input, output đều phải được tương thích với các thiết bị khác trong hệ thống để dễ dàng quản lý trong phần lớn các trường hợp, thậm chí khi công suất sẽ bị giới hạn. 

Trong từng giai đoạn xử lý tín hiệu, được bù đắp năng lượng hao hụt bằng các bộ khuếch đại bổ sung, âm thanh sẽ được nâng lên ở giai đoạn cuối cùng chính là output ra loa.

Amplifier sẽ kết hợp với những bộ phận trong bộ khuếch đại để cho ra một tổng hợp của những tín hiệu độc lập và dùng cách khác để phục vụ trong các mạch điện nội bộ của các thiết bị.

c. Phân loại Amply

Chúng ta có thể phân chia amplifier theo mục đích sử dụng như sau:

  • Amply tiền khuếch đại (Pre-amp): Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu nhỏ từ nguồn phát như đầu đĩa, máy nghe nhạc,… lên mức tín hiệu cao hơn mức ban đầu và truyền vào amply công suất giúp tạo ra một tín hiệu vừa đủ mạnh để đáp ứng tối ưu cho đầu vào input của các bộ khuếch đại công suất (power-amplifier).

Từ đó, quá trình này sẽ đưa đến cho nó mức tín hiệu mà nó có khả năng tiếp nhận. Thông thường, các thiết bị pre-amplifier chỉ được dùng cho các stereo dân dụng.

  • Mỗi thiết kế của các thiết bị pro-sound có một điểm chung chính là cường độ dòng output đủ mạnh để loại bỏ sự cần thiết phải bổ sung mạch tiền khuếch đại pre-amp. Bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn khi tiếp cận jack (connector) của các ampli nhạc cụ.

Đối với trường hợp này, chúng ta cần xác định rằng phải thiết kế thêm một bộ tăng low-level micro lên high-level micro hay đến một line-level.

Phân loại amply trong toàn bộ hệ thống âm thanh
Phân loại amply trong toàn bộ hệ thống âm thanh
  • Amply khuếch đại công suất (Power-amp): Đây là bộ phận amply trung gian giúp khuếch đại tín hiệu ở mức vừa từ Amply tiền khuếch đại lên mức tín hiệu lớn hơn và đủ mạnh để truyền ra loa phát. 
  • Amply tích hợp (Integrated-amp): Đây là dạng amply tích hợp cả khối tiền khuếch đại và khối khuếch đại công suất chứ không tách biệt ra.
  • Amply độc lập song song (Dual mono-amp): Đây cũng là một dạng Amply tích hợp gồm 2 kênh trái và phải nhưng chúng nằm chung trong một vỏ máy. Hai kênh này có thiết kế hoàn toàn giống nhau nhưng lại độc lập với nhau. Nó giống như hai đường ray của đường tàu.
  • Monoblock Amply: Đây cũng là một dạng amply tích hợp nhưng sẽ được thiết kế khá cồng kềnh với 2 máy nằm trong 2 vỏ máy tách biệt. 

Nếu phân chia amply theo sức mạnh công nghệ thì có thể chia thành: amply đèn điện tử và amply bán dẫn. Hiện nay, trên thị trường thiết bị âm thanh, các loại amply sử dụng linh kiện bán dẫn sẽ phổ biến hơn cả và có giá cả trải dài từ bình dân giá rẻ cho tới cao cấp. Các loại amply bán dẫn lại chia thành những loại sau tùy vào mạch khuếch đại mà nó sử dụng: Amply class A, Amply class AB, Amply class B, Amply class C, Amply class D, Amply class H, Amply class T. 

d. Lưu ý khi sử dụng amply cho dàn karaoke gia đình

Trong quá trình sử dụng và di chuyển amply cho dàn karaoke gia đình, bạn cần lưu ý một số mẹo sau:

  • Bạn cần tránh di chuyển các đầu tiếp xúc trong quá trình đấu dây cho amply với loa bởi việc di chuyển sẽ làm giảm chất lượng âm thanh và đôi khi sẽ phát ra những âm thanh khó chịu.  
  • Đấu đúng dây của amply với loa để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất và chú ý amplifier phải luôn trong chế độ tắt khi đấu nối các thiết bị với nhau.
  • Tránh để bí bách không gian đặt amply, cần tránh chồng đè loa và các thiết bị khác lên amply bởi nếu không có khoảng cách giữa các thiết bị, amply sẽ không tỏa nhiệt được, gây xuyên nhiễu từ trường và chất lượng âm thanh sẽ giảm đi đáng kể trong quá trình hát karaoke.

5. Loa

Loa là thiết bị không thể thiếu trong tổng thể một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ nhận tín hiệu cuối cùng từ lĩnh vực điện vào lĩnh vực âm thanh và kết nối với màng rung để khuếch đại sóng âm truyền đến tai người nghe một cách hiệu quả, chân thực, sống động nhất.

Loa trong dàn karaoke gia đình sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra các sóng âm thanh từ tín hiệu điện và điều khiển âm thanh sao cho phù hợp với từng phạm vi ứng dụng khác nhau (loa nghe nhạc, loa thông báo phóng thanh, loa karaoke, loa kéo…)

Loa là thiết bị không thể thiếu trong tổng thể một dàn loa chuyên nghiệp
Loa là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống dàn karaoke

a. Giới thiệu chung về loa 

Với các loại loa toàn dải (full-range), chúng có thể tái tạo âm thanh ở mức dải tần con người nghe được (như trong tai nghe headphone hay loa âm thanh stereo dân dụng rẻ tiền).

Tuy nhiên, cách hoạt động của âm thanh không cho phép một thiết bị loa kiểm soát các mô hình định hướng một cách đủ tương thích để có hiệu quả rõ ràng cho hầu hết các ứng dụng pro-sound.

Có thể xem đây chính là hạn chế lớn nhất của các loa stereo dân dụng. Nếu chỉ có một loại loa duy nhất để xử lý hiệu quả một dải tần số rộng, từ âm bass rất thấp đến các âm treble cao, âm thanh mức độ cao (high sound level) lúc này sẽ không khả thi.

Bởi nhiệm vụ của loa là phân chia giữa hai hay nhiều thiết bị một cách thích hợp nhất để tái tạo các tần số trong dải tần dự định của mình. 

Thông thường, trong hầu hết các bộ stereo dân dụng và trong các ứng dụng pro-sound, nhiều hệ thống thiết bị sẽ được tích hợp với nhau và tín hiệu được chia cho mỗi thiết bị cần phải được giới hạn trong dải tần số nhất định mà thiết bị đó có trọng trách thực hiện.

Điều này được thực hiện bởi một mạng chia tần số (frequency dividing network) và thường được gọi đơn giản là một crossover.

b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý cảm ứng điện từ sẽ được áp dụng vào đối với cả 2 loa: loa karaoke và loa nghe nhạc. Thành phần cấu tạo cơ bản nhất của cả 2 loa này bao gồm một cuộn dây đặt trong một từ trường mạnh của nam châm.

Khi có dòng điện mang theo tín hiệu âm thanh chạy qua (có thể gọi là dòng điện âm tần), cuộn dây sẽ dao động đúng với tần số của tín hiệu âm thanh và sẽ kéo theo sự dao động của màng loa. Các dao động này sẽ được truyền ra không khí và tác động vào người nghe. Các thành phần cấu tạo chính của loa gồm có: 

  • Khung sườn của loa (frame): 

Đây là bộ phận dùng để gắn các thành phần khung xương của loa. Chất liệu của Frame có thể là nhôm đúc cao cấp, loại bình thường thì có thể bằng sắt và nhựa. Đối với các loa cao và một số loa trung, khung sườn của loa sẽ thường bít kín luôn đằng sau. Đây cũng chính là “đất dụng võ” cho các thương hiệu loa thể hiện đẳng cấp của mình.

Khung sườn sẽ cho biết loại loa đó cao cấp tới mức độ nào: như loa cao của B&W khung sườn phía sau làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc giúp triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa. Âm thanh sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm chỉ cần không có bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.

Cấu tạo chung của loa
Cấu tạo chung của loa
  • Viền nhún (Surround, Edge):

Viền loa không phát ra âm thanh. Viền loa sẽ thực hiện nhiệm vụ giữ kín hơi và có độ mềm dẻo. Tuy nhiên nếu thay thế không đúng loại âm thanh sẽ rất khác nhau, có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Ngày xưa, các loại loa thường được cấu tạo bằng chất liệu giấy hoặc vải xếp, viền loa sẽ tương đối cứng để tránh bị rách làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số kỹ thuật của loa.

Ngày nay, khuynh hướng thiết kế viền nhún càng mềm dẻo và bền là được, với loại này chẳng may bị mục hay rách bạn có thể thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.

Nếu có kinh nghiệm phân loại và nhận biết loa âm thanh như thế nào, sử dụng cho mục đích gì, bạn sẽ nhìn vào viền loa. Chẳng hạn như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho loa Sub điện.

Viền loa mềm dẻo giúp giữ kín hơi
Viền loa mềm dẻo giúp giữ kín hơi
  • Màng nhện (Spider, Damper):

Đây là thành phần cực kỳ quan trọng và hoạt động nặng nhất của thiết bị loa. Tín hiệu được đưa vào sẽ làm màng loa di chuyển, dao động nên màng loa phải liên tục quay về vị trí cân bằng để thực hiện những dao động tiếp theo.

Nguyên lý hoạt động của màng nhện như một cái lò xo, độ cứng của nó tùy thuộc vào ý đồ nhà thiết kế. Bên cạnh đó, màng loa sẽ giúp cho cuộn dây hoạt động đúng tâm. Màng nhện cấu tạo với hình dạng (các nếp gấp) khác nhau, vật liệu khác nhau sẽ cho âm thanh khác nhau.

Các chuyên gia âm thanh thường vị việc sản xuất màng nhện cho loa tương tự như việc tôi luyện thép bởi phải xử lý keo và thời gian hấp nhiệt trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được độ cứng độ dẻo mong muốn.

Thiết bị loa nếu sử dụng quá lâu, công suất quá lớn sẽ gây “kiệt sức” và làm “lão hóa” màng nhện khiến âm thanh không còn rõ nét và ầm ì. Màng nhện bị rách bị hư sẽ là một tai hoạ lớn nếu bạn không thể tìm được đúng loại. Các loa cao cấp yêu cầu phải có thời gian chạy rà. Đây cũng chính là một phần tôi luyện cho màng nhện được hoạt động tối ưu.

Màng nhện trong cấu tạo của loa karaoke
Màng nhện trong cấu tạo của loa karaoke
  • Nam châm (Magnet):.
Nam châm được cố định cho nên cuộn dây đồng sẽ được di chuyển trong màng loa tạo ra những sóng âm
Nam châm được cố định cho nên cuộn dây đồng sẽ được di chuyển trong màng loa tạo ra những sóng âm

Để cuộn dây hoạt động tối ưu, thiết bị loa cần được đặt trong một miền từ trường cao. Miền từ trường này chính là một khe từ nhỏ hẹp chỉ vài mm giúp tập trung thông lượng từ trường.

Những miếng sắt dẫn từ sẽ được sử dụng trong công đoạn này và kết hợp với nam châm, gọi chung là mạch từ.

Nam châm mạch nội từ sẽ tốt cho âm thanh hơn so với cấu trúc mạch từ ferrite do có ít khoảng trống trong mạch khi hệ dao động ít gây ra tạp âm.

Đối với mục đích sử dụng cần dùng âm thanh công suất lớn (loa sân khấu), bạn nên chọn củ loa có vòng ổn định từ (bằng nhôm hay đồng).

Củ loa (thường được gọi là driver) chính là trái tim và linh hồn của bất kỳ bộ loa nào.

Về cơ bản, driver có vai trò chuyển tín hiệu điện từ ampli thành âm thanh nhờ chuyển động màng loa. Nó có tác dụng hạn chế dòng điện xoáy bảo đảm loa hoạt động liên tục ở công suất cao

  • Cuộn dây đồng – Cuộn dây giọng nói – Côn loa (Voice Coll)

Cấu tạo cuộn dây đồng gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó. Cuộn dây thường được được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao.

Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ thuộc vào chất lượng. Lõi để quấn dây loa phải thật nhẹ nhưng cứng chắc, làm bằng chất liệu không từ tính và quan trọng là phải chịu được nhiệt độ cao đôi khi lên đến 250 độ C.

Cuộn dây đồng và coil loa trong cấu tạo loa
Cuộn dây đồng và coil loa trong cấu tạo loa

Hiện nay đa số người dùng thường làm lõi chính bởi ưu điểm công suất chịu đựng cao và mức giá phải chăng, loại nữa là chất lượng của giấy tốt nhưng công suất kém hơn.

Loại cao cấp thì có cuộn dây Nomex. Tùy vào mục đích sử dụng, cuộn dây làm bằng vật liệu khác nhau sẽ cho thông số củ loa khác nhau.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cuộn nhôm bằng loa tuy có công suất cao nhưng âm thanh thì có đôi chút vấn đề, do tần số công hưởng của vật liệu này nằm trong ngưỡng nghe.

Keo trong cuộn dây động là thành phần quan trọng nhất. Keo trong bộ phận này cần phải nhẹ, chịu nhiệt độ cao và thường được chia thành 2 loại: loại có cuộn dây lú ra ngoài (Overhung Voice Coil) và loại nằm hoàn toàn trong khe từ (Underhung Voice Coil)

Dây cuốn loại thông dụng thường là dây tròn, ngoài ra còn có dây vuông và dây bầu dục. Dây vuông sẽ giúp tiết kiệm tới hơn 20% kinh phí đầu tư. Còn đối với dây tròn, khoảng trống của loại dây này tương đối lớn giúp gia tăng khối lượng, các loại kia thì tối ưu hơn.

Dây quấn thông dụng nhất là đồng, bằng nhôm phủ đồng bên ngoài , loại bằng nhôm thì có khối lượng nhẹ nhưng khó hàn và điện trở riêng cũng cao hơn đồng, loại bằng bạc thì quá tốt rồi nhưng cũng khó gắn kết và mắc nữa.

  • Màng loa (Diaphragm)
Màng loa dao động giúp tạo ra âm thanh
Màng loa dao động giúp tạo ra âm thanh

Nếu chưa gắn màng loa, mà đưa đã vội đưa tín hiệu nhạc vào, cuộn dây và màng nhện của loa vẫn sẽ nhún nhảy như là động cơ bình thường, nhưng không phát ra âm thanh.

Do đó, trong trường hợp này, nếu muốn có âm thanh bạn cần thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn vào đó một màng loa.

Đây là bộ phận duy nhất phát ra âm thanh mà chúng ta nghe được, các phần trước đó được hiểu như bộ lái điều khiển bằng tín hiệu điện.

Nếu khối lượng màng loa bằng 0, đồng nghĩa với việc nó sẽ không có khối lượng riêng, không có tần số riêng, cũng như không có âm sắc lúc đó tín hiệu như thế nào nó sẽ phát y như vậy.

Tùy thuộc vào chất liệu khác nhau mà mỗi thiết bị loa sẽ có khả năng tái tạo lại âm thanh khác nhau. Các loại chất liệu giấy, nhựa, kim loại… là những loại phổ biến để làm màng loa hiện nay.

  • Các thông số kỹ thuật cần quan tâm khi lựa chọn loa cho dàn karaoke gia đình
    • Điện trở (trở kháng) của loa: Thường ký hiệu chữ impedance và có đơn vị là ôm (Ohm Ω).
    • Công suất của loa: Bạn cần chú ý đến 3 loại công suất là công suất RMS, công suất chương trình Program và công suất đỉnh Peak.
    • Dải tần số đáp ứng: Thể hiện khả năng tái tạo những âm thanh có tần số thuộc khoảng nào.
    • Cường độ âm tối đa
    • Độ nhạy của loa

c. Các loại loa khác và thông số kỹ thuật cần quan tâm 

  • Loa kéo
Mẹo lựa chọn loa kéo cho dàn karaoke của bạn
Mẹo lựa chọn loa kéo cho dàn karaoke của bạn

Nhắc đến loa để kết nối trong dàn karaoke gia đình, không thể không nhắc đến loa kéo với thiết kế linh hoạt như một chiếc vali di động.

Một chiếc loa kéo thường sở hữu khối lượng từ 15-20kg, có 2-4 bánh xe tiện lợi trong quá trình di chuyển và có bình sạc lớn. Đặc điểm độc đáo của chiếc loa này là nó có thể cùng bạn đi đến bất cứ vị trí nào bạn muốn bởi thiết bị loa này có thể phát nhạc từ USB, thẻ nhớ và bluetooth.

Tuy nhiên, bạn nên chọn loa có tích hợp chế độ MIDI karaoke, kèm theo bàn điều khiển chất lượng âm theo ý muốn như âm Treble, Bass, Echo, Mid.

Một số loa kéo còn có chức năng ghi âm lại giọng hát của bạn nhưng để mang lại chất lượng sản phẩm cuối cùng tốt nhất thì cần có những thiết bị chuyên dụng để mix và phối lại bài hát. 

Một trong những mẹo để chọn loa kéo để làm đẹp đội hình cho dàn karaoke gia đình chính là củ loa. Củ loa bên trong càng lớn càng nặng, lực đánh sẽ càng mạnh.

Âm thanh phát ra sẽ càng chất lượng hơn khi loa có nhiều tấc hơn. Thông thường các loại loa kéo sẽ có loại từ 1,5 – 4 tấc tùy theo nhu cầu sử dụng.

 

 

 

  • Loa Soundbar
Loa Soundbar mang lại âm thanh vòm sống động
Loa Soundbar mang lại âm thanh vòm sống động

Trong nhóm các loa điện karaoke, loa Soundbar cũng là một lựa chọn tuyệt vời bởi thiết kế theo dạng âm thanh vòm chuyên dụng cho các phòng hòa nhạc, phòng trà chuyên nghiệp.

Màng bass mà các loại loa soundbar sử dụng thường rất lớn (lên đến 8 inch) và công suất tương đương gần 80W.

Loa Soundbar với thiết kế sang trọng, có thể để bàn hoặc treo cố định giúp làm nổi bật không gian dàn karaoke gia đình của bạn và đảm bảo được chất âm của loa phát ra.

Ngoài ra, một bộ loa Soundbar thường sẽ bao gồm 1 loa sub đi kèm và tích hợp 2-3 loa nhỏ bên trong để mang lại trải nghiệm âm thanh sống động, đa chiều hơn

d. Cách lựa chọn loa chất lượng

Trước tiên, về cấu tạo của loa, bạn cần lựa chọn loa karaoke cho dàn karaoke gia đình cao cấp bao gồm 2 đường tiếng: đường Bass và đường Treble.

Phần loa Bass sẽ phát huy tối ưu đối với những âm trầm. Những loa karaoke có đường Bass tốt, âm thanh sẽ rất chắc, sâu và vô cùng nội lực.

Đối với dàn loa karaoke cho gia đình, công suất phù hợp nhất là từ 150-300W. Nếu phòng karaoke rộng, bạn có thể tăng số loa lên để đáp ứng tốt nhu cầu.

Về chất liệu thùng loa, nhiều “tín đồ trong làng karaoke” thường ưa chuộng thùng loa bằng gỗ bởi chất liệu này sẽ thực hiện truyền âm tốt hơn và mang đến chất lượng âm thanh tuyệt vời nhất.

III. Góc hỏi đáp – chia sẻ

1. Nguyên lý phối ghép dàn karaoke gia đình chất lượng 

Để phối ghép dàn karaoke gia đình chất lượng, điều trước tiên chính là công suất của amply cần cao hơn hoặc cao gấp đôi công suất trung bình của loa để âm thanh không bị rè và méo tiếng, hay còn có thể gọi là đuối tiếng.

Thậm chí, tình trạng chênh lệch công suất này nếu kéo dài quá lâu có thể khiến loa của bạn bị cháy. Độ co dãn của màng loa karaoke vì thế mà không ổn định. Bởi khi loa karaoke không chịu được công suất của amply, côn loa sẽ bị cháy và hỏng hóc nặng nề. 

Khi lựa chọn loa, bạn nên tìm hiểu về công suất, trở kháng và độ nhạy của loa. Tùy thuộc vào diện tích phòng, bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp. Nếu diện tích phòng khoảng 15-20m2, bạn có thể dùng một đôi loa có công suất từ 75-150W. Nếu diện tích phòng từ 25-30m2, bạn có thể sử dụng 2 đôi loa có công suất từ 150-200W

Cách phối ghép dàn karaoke chất lượng
Cách phối ghép dàn karaoke chất lượng

Bởi nếu loa của bạn có độ nhạy cao thì amply không cần có công suất cao cũng đủ dùng. Nhưng nếu loa có độ nhạy thấp, thì cần amply có công suất lớn hơn.

Sơ đồ lắp đặt dàn karaoke gia đình thường được bắt đầu từ loa, tiếp đó là amply (hoặc cục đẩy công suất), đến các thiết bị đi kèm như micro, đầu karaoke, vang số,… Dây kết nối giữa các thiết bị nên được thiết kế gọn gàng, không nên để dây lộn xộn sẽ khiến tuột kết nối trong quá trình dàn karaoke gia đình đang hoạt động

Khi đấu các dây kết nối, bạn cần chú ý tránh di chuyển và đấu đúng đầu của amply với loa để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất. Các thiết bị cần được ở chế độ tắt để đảm bảo an toàn và tránh làm bí nhiệt amply.

Các thiết bị chồng đè lên nhau, đặc biệt là chồng đè lên amply sẽ khiến amply không tỏa nhiệt được, gây xuyên nhiễu từ trường. Bạn nên để các thiết bị cách nhau ít nhất từ 5-10 cm.

2. Một số câu hỏi thường gặp

Tại sao micro hát karaoke bị hú? Mẹo khắc phục đơn giản nhất

Tình trạng âm thanh bị hú khi hát karaoke là trường hợp không phải hiếm gặp. 2 yếu tố chính gây ra sự cố này nằm ở micro và loa. Bởi micro nếu phát ra từ loa và lặp đi lặp lại quá nhiều lần ngày càng to tạo ra tiếng hú, thậm chí là hư loa.

Trong trường hợp này, bạn cần tuân thủ nguyên tắc, hãy luôn giữ khoảng cách cho loa và micro, tránh hướng micro trực tiếp vào loa tạo tiếng hú. Đặc biệt là lựa chọn loại micro karaoke chất lượng. Ngoài ra, bạn cần giảm một chút nút VOL hay nút Echo trên đường Micro.

Trường hợp bạn đã áp dụng cách trên để điều chỉnh amply nhưng không giảm được tiếng hú, bạn nên chọn riêng biệt thiết bị chống hú để lắp hỗ trợ thêm cho dàn karaoke gia đình. Hiện nay, một số amply đã trang bị sẵn tính năng này, nhưng nếu chưa có, bạn có thể cân nhắc mua một thiết bị chuyên dụng để dùng riêng.

Cách điều chỉnh tiếng vang cho dàn karaoke gia đình

Khi độ vang của micro thiếu sẽ gây mệt và hụt hơi cho người hát trong quá trình karaoke. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần tăng nút ECHO lên một chút để tạo sự thoải mái hơn khi hát. Ngoài ra, bạn cần cân chỉnh các thông số của amply lại cho phù hợp. Nguyễn Đức Music sẽ đưa ra cho bạn một số gợi ý sau:

Bước 1: Bạn cần điều chỉnh tất cả các núm vặn ở mặt trước amply về hướng 12 giờ

Bước 2: Sau đó bạn cần căn chỉnh theo thứ tự sau:

  • Vừa căn chỉnh nút Volume vừa nói vào micro đến khi nào âm thanh phát ra đủ nghe. Ở bước này, nếu bạn chỉnh thiếu sẽ khiến người hát bị đuối, giọng thiếu tiếng vang và mờ hơn nhạc.
  • Căn chỉnh nút BAL để điều chỉnh độ cân bằng giữa 2 loa
  • Căn chỉnh nút ECHO và kiểm tra độ hú rít của mic
  • Vừa căn chỉnh nút LO (âm dải thấp) theo hướng cùng chiều kim đồng hồ và vừa nói sao cho tiếng trầm vừa đủ nghe. Bạn sẽ căn chỉnh đến khi nào tiếng bị méo và vỡ thì lùi lại
  • Căn chỉnh nút MI (âm dải trung) để tiếng phát ta từ loa tròn nhất
  • Căn chỉnh nút HI (âm dải cao) và nói những câu có dấu sắc sao cho âm Treble phát ra vừa đủ

Cách điều chỉnh amply theo giọng hát

  • Nếu bạn muốn giọng hát bớt sự nặng nề, hãy vặn từ từ nút MID trên đường micro cùng chiều kim đồng hồ. Tránh tăng đột ngột dẫn đến hú rít làm hư loa
  • Nếu bạn muốn tiếng hát nhuyễn và vang, hãy tăng một chút ở nút HI trên đường micro và đường Echo tổng
  • Nếu bạn muốn tiếng hát mỏng, nhẹ, hãy tăng nút LO trên đường Echo tổng và nút Echo trên đường micro

IV. Kết luận 

Ở trên là điểm qua những thiết bị để tạo nên một hệ thống dàn karaoke chuyên nghiệp, chất lượng và phù hợp với mục đích, nhu cầu của mỗi đối tượng.

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy, để sở hữu cho mình được một dàn karaoke “chuẩn không cần chỉnh”, bạn cần phải mua sắm những thiết bị nào và phối ghép nó ra sao để mỗi thiết bị đều phát huy tối ưu công năng của mình. Để khoe giọng hát của mình, bạn cần lựa chọn những thiết bị uy tín để đảm bảo về chất lượng giọng hát, cũng như độ bền của dàn karaoke gia đình.

Tham khảo thêm những sản phẩm được thu âm tại phòng thu của Nguyễn Đức Music tại đây.

Điểm qua mặt bằng chung của thị trường thiết bị âm thanh cao cấp, một dàn karaoke gia đình đạt chuẩn chất lượng có mức giá từ 45 triệu trở lên. Với mức giá này, bạn có thể tha hồ lựa chọn những thiết bị tốt nhất nhưng cần phải có kiến thức về âm thanh, khả năng cảm âm tốt để khai thác hết nội lực của bộ dàn karaoke gia đình mang lại.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn khoe giọng hát bằng cách thu âm tại phòng thu chất lượng cao. Bạn có thể tự do thể hiện bản sắc cá nhân thông qua giọng hát của mình và tự tin chia sẻ bản thu âm chất lượng lên các trang mạng xã hội. Nguyễn Đức Music sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn giải tỏa những căng thẳng và hiện thực hóa ước mơ ca hát của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *