Nhạc sĩ Nguyễn Đức
I. Nhạc sĩ Nguyễn Đức và tình yêu thâm sâu và dành cho âm nhạc
Sáng tác nhạc, mở công ty hãng thu âm chất lượng cao khi ở ngưỡng tuổi lục tuần, doanh nhân Nguyễn Lịnh Nhân Đức cho biết “khởi nghiệp âm nhạc bởi đam mê chứ không đơn thuần là kinh doanh hay giải trí”.
Được biết, trước khi trở thành một nhạc sĩ, ông Nguyễn Lịnh Nhân Đức vốn là dân kỹ thuật, là một doanh nhân, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hải Mã, là người tiên phong mở đường cho sự phát triển đột phá của ngành dịch vụ công nghệ cao ROV (Remotely Operated Vehicle) – thiết bị lặn biển điều khiển từ xa tại Việt Nam.
“Tôi là một người điên cuồng vì nhạc và sách, hồi trước 1975, nhà tôi có một phòng đọc sách với đủ các thể loại. Tôi tâm niệm, thời gian của mình phải nằm trong những cuốn sách và những bản nhạc hay. Tôi nghĩ, lớn lên, kiếm đủ tiền rồi sẽ không đi làm nữa, chỉ ở nhà, viết sách, như những tác giả vẫn làm tôi mê mẩn, hay những cuốn sách đoạt giải văn chương cao quý, nặng triết lý nhân văn, về những vấn đề nhức nhối nhất của thân phận con người trong xã hội.” – Ông tâm sự.
Nỗi khát khao âm nhạc ấy luôn canh cánh trong lòng, những ý tưởng chưa thể thực hiện. Cuộc sống mưu sinh, nỗi lo cơm áo gạo tiền, những biến cố cuộc đời khiến ông phải tạm quên đi niềm đam mê với âm nhạc. Sau khi vài chục năm lăn lộn trên thương trường, có đủ vốn liếng, ông quyết định đầu tư cho đam mê thời trẻ chưa thực hiện được.
Chia sẻ về cơ duyên đến với sáng tác, ông nhớ lại một buổi tối tĩnh lặng ba năm về trước, ngước mắt nhìn trời đêm, cảm xúc dâng trào, ông đã đặt bút viết hai bài thơ, trong đó có bài “Nước mắt mỹ nhân ngư”, nói về những tội ác mà con người gây ra trong lịch sử nhân loại.
NƯỚC MẮT MỸ NHÂN NGƯ | Nhạc Thính Phòng
Ca sỹ: Kasim Hoàng Vũ
Nhạc và lời: Nguyễn Đức
Hòa âm: Hoàng Minh
Ca từ trong các sáng tác của ông chất chứa nỗi niềm của những cái tình đã mất, mà theo ông, là những tình cảm vô điều kiện, phi giới tính, vĩ đại nhất trong cuộc đời của bất cứ ai, nhưng nó lại không được đề cập nhiều trong sách vở, âm nhạc và đời sống. Đó là tình cha con, tình mẹ con, tình cảm gia đình, hay thân phận của những con người bé nhỏ trong xã hội.
Sau khi mày mò phổ nhạc xong thì lại gặp khó về thu âm, ông vốn xuất thân là dân kỹ thuật, nên cực kỳ khó tính và chau chuốt các vấn đề liên quan đến kỹ thuật âm thanh,… thử qua các phòng thu đắt tiền cũng không vừa ý. Từ những lần chỉnh sửa tới lui vẫn không ổn, ông muốn mở phòng thu, trước thu cho mình, sau thu cho các nghệ sĩ.
Chia sẻ về quyết định mở Công ty Nguyễn Đức Music cũng như phòng thu “Nguyễn Đức Music Studio” ông cho biết, chi phí lên tới hơn nửa triệu USD, các máy móc hiện đại nhất được nhập mới hoàn toàn từ Anh, Mỹ, Đức. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của những người bạn nước ngoài, cộng thêm khả năng tư duy logic và tự tìm hiểu, tài liệu đọc tới đâu ông làm tới đó.
Phòng thu là “đứa con cưng” mà ông dành hết tiền bạc, tâm huyết cho nó. Ông cho biết, đa phần khách đến thu là giới nghệ sĩ và ca sĩ chuyên nghiệp như Tạ Minh Tâm, Quỳnh Lan, Tường Vi, Tuấn Hiệp, Hồng Hạnh, Thái Hòa,… hoặc khách từ nhạc viện. Hầu hết các ca sĩ đến đây thu âm đều đánh giá cao và quay trở lại.
Tác phẩm 1979 Chi Lăng